LASER TRONG ĐIỀU TRỊ RẠN NỨT DA
Rạn nứt da là tình trạng xảy ra lớp trung bì – lớp da ở giữa giúp hình thành hình dạng da. Rạn nứt da xảy ra do các mô liên kết trong da phải chịu một áp lực kéo căng liên tục và kéo dài do sự thay đổi kích thước của cơ thể. Các vết nứt được cho là hiện tượng các mô liên kết bị phá vỡ, các tế bào mast bị mất hạt cũng với sự tổn hại lên collagen và elastin. Từ đó, da cố gắng tăng cường sự chắc chắn cho lớp da bên ngoài. Từ đó dẫn đến kết quả là lớp da bên trong đã giãn nhưng bên ngoài vẫn bình thường.
Trong nhiều phương pháp được sử dụng để điều trị rạn nứt da, gần đây laser đã trở thành một lựa chọn điều trị phổ biến. PDL (pulse-dye laser ) ở bước sóng 585 nm là giải pháp thường được lựa chọn nhất trong điều trị rạn nứt da. Việc sử dụng các công nghệ xâm lấn khác như các xung ngắn carbon dioxid và YAG cũng được dùng phổ biến khi cho các hiệu quả trong việc chữa lành và thay đổi sắc tố. Những ứng dụng mới hơn như Nd:YAG, laser diode và Fraxel đang được thử nghiệm trong điều trị rạn nứt da. Bảng 1. Tóm tắt một số laser và ánh sáng trị liệu được sử dụng trong điều trị rạn nứt da
PDL (Pulsed-Dye laser)
Các mạch máu đang giãn ở giai đoạn đầu của quá trình hình thành vết rạn là thời điểm và đối tượng thích hợp cho PDL. McDaniel, Alster và các đồng sự đã nghiên cứu và chứng minh được rằng PDL 585nm cùng hệ thống làm mát cho hiệu quả tốt trong điều trị rạn nứt da ở thông số 3 J/cm2, spot size 10 nm với cơ chế là tăng cường lượng collagen trong các mô liên kết. Jiminez và các đồng nghiệp đã ghi nhận được hiệu quả của loại laser này trên các loại da từ I đến IV cho thấy những thay đổi đáng kể trên hệ thống collagen. Tuy nhiên, vẫn có một tỷ lệ xảy ra tình trạng tăng sắc tố ở những bệnh nhân có vùng da tối hơn (IV-VI).
Bảng 5. Tóm tắt một số laser và ánh sáng trị liệu được sử dụng trong điều trị rạn nứt da | |
Loại laser | Hiệu quả trên rạn nứt da |
PDL (pulsed dye laser) | Được chứng minh là có hiệu quả trến các vết nứt màu đỏ, nhằm vào mục tiêu là các mạch máu dưới da. Không hiệu quả đối với da bị sẫm màu và liên quan đến tăng huyết áp do thai kỳ. Khi kết hợp với RF cho thấy tiên lượng tốt có thể điều trị được các vết nứt màu trắng. |
Laser đồng bromide | Bước sóng 577nm cho hiệu quả từ nhẹ đến trung bình trên loại da từ II đến III (phân loại Fitzpatrict); chưa có phân tích mô học và cần nhiều nghiên cứu hơn. |
1450nm laser diode | Không hiệu quả trên loại da từ IV đến VI và nhiều biến chứng. |
1064 nm nd:YAG | Mục tiêu là các vết nứt màu đỏ và kết quả khả quan trong nhiều nghiên cứu. |
Laser excimer | Laser xenon cloride ở bước sóng 308 nm cho tác dụng an toàn mặc dù hiệu quả chỉ tạm thời. |
IPL (intense pulse light) | Một lựa chọn tốt đã được chứng minh là hiệu quả trong các vết rạn trắng mặc dù có một tỷ lệ gây tăng huyết áp thai kỳ. |
Fractional | Ít nghiên cứu được thực hiện tuy nhiên hầu hết các báo cáo đến nay đều cho thấy tác dụng trên cả vết rạn đỏ và trắng cũng như tác dụng gia tăng collagen và elastin. |
Laser Excimer
Những tiến bộ gần đây trong lĩnh vực laser cho chúng ta có cơ hội ứng dụng loại laser xenon clorua (XeCl) excimer tại bước sóng 308 nm. Loại laser mới này cho phép tập trung năng lượng tại một vị trí ở vùng bước sóng gần UVB. Những nghiên cứu gần đây cho thấy laser XeCl 308 nm hiệu quả trong điều trị bệnh vẩy nến và bạch biến. Laser XeCl có ưu thể về độ chính xác và khả năng cung cấp năng lượng đến vị trí mục tiêu trong thời gian ngắn. Sau khi ứng dụng laser excimer cho nhiều trường hợp tăng sắc tố, các chuyên gia đã cân nhắc sử dụng loại laser này cho tình trạng rạn nứt da khi còn mới. Hai nghiên cứu khác đã được tiến hành để chỉ ra tình trạng tăng sắc tố tạm thời cũng như leudoderma trong vết nứt bằng laser excimer. Sinh thiết sau laser cho thấy sự tăng nồng độ melanin cũng như phì đại các tế bào melanocyte mặc dù không thấy cải thiện tình trạng teo da.
Laser đồng bromid
Laser đồng bromid là loại laser ở bước sóng 577 nm đã được đề cập trong điều trị rạn nứt da về mặt lý thuyết. Một nghiên cứu điều trị trên 15 bệnh nhân với những vết rạn khác nhau trên các bộ phận khác nhau của cơ thể, thông số là 4 J/cm2 đối với vùng ngực ở phụ nữ hoặc 8 J/cm2 trên các bộ phận khác của cơ thể. Nghiên cứu kết luận rằng laser đồng bromid hiệu quả trong việc làm giảm kích thước các vết rạn mặc dù vẫn còn cần thêm những nghiên cứu sâu hơn để xác định được những thông số ký tưởng.
Laser Diode 1.450 nm
Laser diode là loại laser nằm trong vùng hồng ngoại có bước sóng lớn hơn 700 nm, không có khả năng làm bong tróc mô và thường có kèm hệ thống làm mát. Trong các thử nghiệm lâm sàng gần đây, loại laser này đã chứng minh hiệu quả trong việc phòng ngừa nếp nhăn, điều trị mụn và cải thiện tình trạng sẹo teo. Chỉ có một nghiên cứu kiểm tra hiệu quả và an toàn của laser diode trong việc điều trị 11 bệnh nhân (Fitzpatrick IV-VI) bị rạn nứt da điều trị với thông số từ 4, 8, 12 J/cm2 thực hiện 3 lần trong 6 tuần. Tỷ lệ tăng sắc tố sau viêm lên đến 64% và cải thiện rạn nứt da là không đáng kể. Từ đó kết luận rằng, đối với loại da Fitzpatrick IV-VI điều trị bằng loại laser này là không hiệu quả mà còn gây tăng sắc tố.
Laser Nd:YAG 1,064 nm
Laser Nd:YAG 1,064 nm xung dài có tác dụng gia tăng sản sinh collagen khi được sử dụng trong điều trị các nếp nhăn trên khuôn mặt mà không gây bong tróc da. Ngoài ra, loại laser này còn có mức độ hấp thu cao đối với các mạch máu kết hợp với tác dụng trên sản sinh collagen dẫn đến những tác dụng có lợi trong điều trị rạn nứt da lúc còn mới. Các đặc điểm giải phẫu bệnh trong các vết rạn nứt lúc còn mới cũng tương tự như những gì được tìm thấy trong những vết sẹo. Điều này giải thích tại sao những vết sẹo cũng được cải thiện đáng kể sau khi điều trị với laser Nd:YAG 1,064 nm xung dài. Một nghiên cứu gần đây đã sử dụng loại laser này trên vết rạn còn mới trên 20 bệnh nhân cho thấy hiệu quả rõ rệt. Do đặc tính vật lý của loại laser này, chủ yếu ở bước sóng 1,064 nm, tác dụng của nó khá an toàn. Các biến chứng rất hiếm khi xảy ra khi các thiết bị và các thông số được sử dụng một cách thích hợp trong triệt lông hoặc tác động lên mạch máu ở cả những bệnh nhân da đen. Ngoài ra, hệ thống làm mát cần được sử dụng trước và sau khi sử dụng laser. Nhiều nghiên cứu được tiến hành hơn nữa sẽ giúp cho việc sử dụng laser Nd:YAG được hiệu quả hơn.
IPL
IPL là một lựa chọn tốt cho việc điều trị rạn nứt da. IPL được đặc trưng bởi một bộ lọc với quang phổ rộng (515-1200 nm). Hernandez và các cộng sự của ông đã sử dụng IPL cho 20 bệnh nhân gốc Tây ban Nha (loại da III và IV) có các vết rạn đã hình thành ở bụng. Tất cả các bệnh nhân thực hiện 5 liệu trình và các vết rạn được sinh thiết trước và sau khi điều trị. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng quá trình điều trị đã cải thiện đáng kể độ dày của da cũng như các khu vực da có vết rạn lâu năm. Các nghiên cứu đã chứng minh rằng IPL có khả năng tái tạo độ đàn hồi cho da bằng lượng collagen mới dẫn đến hiệu quả trên những vết rạn.
Kết hợp UVB/UVA
Thiết bị MultiClear (Curelight Ltd., Gladstone. NJ) là thiết bị duy nhất kết hợp cả bước sóng UVB và UVA1 và phát ra tia laser năng lượng cao đa sắc ở các bước sóng 313, 360, 420 nm. Thiết bị này hiện đã được FDA Mỹ cho phép sử dụng dựa trên tác dụng của UVB và UVA trong điều trị bệnh vẩy nến, bạch biến, viêm da dị ứng và những nốt mất sắc tố. Thiết bị này gây tái sắc tố như thế nào chưa có nghiên cứu tiến hành. Một nghiên cứu khác được thực hiện trên 9 bệnh nhân với những vết rạn đã hình thành, mỗi bệnh nhân nhận 10 liệu trình và sinh thiết được thực hiện trước và sau khi thực hiện. Vào cuối cuộc nghiên cứu, tất cả các bệnh nhân cho thấy tình trạng tăng sắc tố chỉ là tạm thời và không ảnh hưởng đến các mô xung quanh. Không có nhiều thay đổi về sinh thiết được quan sát thấy nên cần nhiều nghiên cứu hơn nữa để đánh giá lại hiệu quả của phương pháp này.
Quang động học fractional
Quang động học fractional là một kỹ thuật không gây bong tróc da tái tạo bề mặt bằng laser mới. Tia laser 1550 nm tạo ra các ma trận vi tổn thương trên da. Trong các khu vực đó, tế bào biểu bì sẽ chết cùng với sự biến tính collagen. Cuối cùng, các mảnh vỡ tế bào chết sẽ bị loại bỏ và sự ly giải collagen sẽ diễn ra.
Ngoài ra, bởi vì điều trị bằng loại laser này không gây bong tróc da nên làn da nhanh chóng được chữa lành sau mỗi liệu trình. Thêm vào đó, quang động học fractional đã được FDA chấp thuận cho quy trình điều trị da đòi hỏi sự đông cầm máu của mô mềm, điều trị các nếp nhăn quanh mắt, sẹo mụn và phẫu thuật các vết sẹo; các tình trạng tăng sắc tố do ánh sáng như tàn nhang, đồi mồi, nám và rối loạn sắc tố.
Có nhiều nghiên cứu khẳng định hiệu quả của quang động học fractional trong điều trị sẹo trên khuôn mặt. Glaich và các đồng sự đã nghiên cứu trên 7 bệnh nhân được điều trị bằng loại laser này trong điều trị các loại sẹo tăng sắc tố. Bệnh nhân nhận từ 2-4 liệu trình trong vòng 4 tuần. Không có tác dụng phụ được ghi nhận. Đánh giá lâm sàng độc lập cho thấy cải thiện từ 51% đến 75% trong 7 bệnh nhân 4 tuần sau liệu trình cuối cùng.
Alster và các đồng sự báo cáo trên 53 bệnh nhân được điều trị bằng tia laser fractional cho những vết sẹo teo. Không có biến chứng hay tác dụng phụ được ghi nhận. 91% bệnh nhân có cải thiện từ 25%-50% sau liệu trình đầu tiên, 87% bệnh nhân nhận được 3 liệu trình cho cải thiện từ 51% đến 75% sau 1 tháng và sự cải thiện ổn định sau 6 tháng.
Hasegawa và các đồng sự đã điều trị 10 bệnh nhân với những sẹo mụn trứng cá bằng loại laser này. Không có báo cáo về tác dụng phụ tăng sắc tố và kết quả cho thấy là rất hiệu quả.