ESTROGEN VÀ LÀN DA: ẢNH HƯỞNG CỦA ESTROGEN, MÃN KINH VÀ LIỆU PHÁP HORMONE THAY THẾ TRÊN DA (PHẦN 2)
Cơ chế
Estrogen có tác dụng thông qua các thụ thể trong da. Các thụ thể estrogen đầu tiền (ER), Era được tìm thấy vào năm 1986, sau đó 10 năm tìm ra thụ thể thứ 2, Erb. Cả hai thụ thể là các protein riêng biệt được mã hóa bởi các gen riêng biệt trên các nhiễm sắc thể khác nhau. Erb nằm trên nhiễm sắc thể số 14 trong khi Era nằm trên nhiễm sắc thể số 6. Các ER thuộc nhóm các thụ thể trong nhân bao gồm những thụ thể cho vitamin D3, acid retinoic, hormon steroid và hormon tuyến giáp. Cơ chất kích thích các receptor hoạt động như một yếu tố phiên mã, phiên mã gen tổng hợp estrogen. Về các gen liên quan, chúng được chia thành 2 nhóm, nhóm gen sơ cấp và thứ cấp. Nhóm sơ cấp bao gồm c-fos – một phần trong yếu tố phiên mà AP-1. Nhóm thứ cấp bao gồm EGF, thụ thể EGF, cyclin D1. Các gen này bị kích hoạt khi nồng độ estrogen giảm nhưng hiện nay vẫn chưa có nhiều nghiên cứu chi tiết về quá trình phiên mã và biểu hiện của chúng.
Gần đây, nhiều giả thuyết mới cho rằng estrogen và các hormon sinh dục seroid khác ảnh hưởng đến chuyển hóa tế bào không thông qua phiên mã và biểu hiện gen mà thông qua các con đường tín hiệu như Src/Shc/ERK. Những tín hiệu thứ cấp này bị kích hoạt bởi nhiều thụ thể tăng trưởng tyrosine màng tế bào. Mối liên hệ giữa estrogen và các yếu tố tăng trưởng khác như IGF và TGFα, được báo cáo ở một số mô. Những ảnh hưởng không liên quan đến gen được thấy là ảnh hưởng lên tế bào nguyên bào sợi và tế bào Hela trong số các tế bào khác và được bảo vệ khỏi chương trình chết tế bào. Như vậy, estrogen hoạt động dựa trên 2 cơ chế: (1) gen phiên mã và biểu hiện trực tiếp hoặc gián tiếp và (2) ảnh hưởng lên tế bào bằng các yếu tố tăng trưởng. Ở cơ chế thứ 2 có sự xuất hiện của thụ thể màng tế bào.
Sự biểu hiện của các thụ thể ER đa dạng phụ thuộc vào vị trí và loại mô. Sử dụng phương pháp IHC(immunohistochemistry) trên động vật có vú và người để xác định sử biểu hiện khác nhay của Era và Erb trên các loại mô khác nhau. ERa biểu hiện trên các cơ quan ở người nữ như buồng trứng, tử cung, âm đạo, tuyến vú và vùng dưới đồi. Da trên mặt cũng có tỷ lệ biểu hiện cao hơn cả ở ngực và đùi. Ở đường sinh dục, thụ thể được tìm thấy nhiều nhất trong biểu mô âm đạo. Erb được biểu hiện trong buồng trứng, tinh hoàn và tuyến tiền liệt (ở nam) và vùng dưới đồi và vỏ não. Erb được phân bố rộng rãi hơn Era trong cấu trúc da. Mặc dù các ER biểu hiện trên tuyến bã nhờn là như nhau nhưng ở da đầu và nang tóc có sự khác biệt lớn. Erb được biểu hiện rõ ở lớp sừng và trung bì nhú ở da đầu. Trong nang lông, Era biểu hiện độc lập với các tế bào nhú da, trong khi Erb được tìm thấy trong tế bào vỏ, tế bào biểu mô, tế bào nhu sở trung bì và các tế bào chuyên biệt ở lớp vỏ bên ngoài.
Mặc dù có sự khác biệt khi phân bố trong da, Era và b có 60% tương đồng và gần như bằng nhau về số lượng cơ chất. Sự khác biệt trong sự phân bố các thụ thể cho thấy mỗi loại có vai trò khác nhau trong tế bào. Tuy nhiên đến nay những vai trò này vẫn chưa được làm sáng tỏ. Estradiol liên kết với tế bào sinh sừng cao và tế bào sinh sừng biểu hiện cả 2 loai ER (Era và Erb). Ở nồng độ sinh lý, estradiol làm tăng thụ thể Erb trong tế bào sinh sừng và gây tăng tế bào sinh sừng. Estrogen cũng tác động lên nguyên bào sợi. β-estradiol được chứng minh là làm tăng sự sản sinh nguyên bào sợi mạc mu cổ (pubocervical fascia) và giảm ở da. Ngoài ra, estrogen còn làm giảm enzyme ly giải nguyên bào sợi ở các mô liên kết. Era và Erb đồng biểu hiện ở nguyên bào sợi da người và đóng vai trò trong việc điều chỉnh hoạt động của estrogen trong làn da.
Chuyển hóa estrogen
Gan là cơ quan chính chuyển hóa estrogen, sau đó bài tiết qua thận. Rối loạn chức năng gan có liên quan đến tình trạng tăng estrogen.
Nồng độ estrogen theo tuổi
Estrogen mạnh nhất – estradiol được tiết ra chủ yếu ở buồng trứng người nữ trưởng thành hoặc từ quá trình chuyển hóa của người nam. Trong suốt quá trình thai nhi và sơ sinh, nồng độ estrogen rất cao ở cả hai giới vì nhau thai tiết ra các steroid C19. Trong những ngày mới sinh, nồng độ estrogen giảm mạnh và duy trì như vậy đến trước lúc dậy thì. Trong suốt giai đoạn trước dậy thì, mặc dù nồng độ thấp nhưng vẫn cao ở trẻ em gái (0.6 pg/mL ở nữ vs 0.08 pg/mL ở nam). Trong suốt thòi gian dậy thì, lượng estradiol ở bé gái tăng dần đến khi đạt ngưỡng (Hình 3). Nồng độ estrone ở bé gái tăng nhanh hơn estradiol và ổn định suốt khoảng giữa giai đoạn dậy thì. Trong giai đoạn trưởng thành, estrogen huyết thanh thể hiện nhịp sinh học tương quan với sự kích thích từ LH như một phần của chu kỳ kinh nguyệt (Hình 4). Sự tổng hợp estrogen ở bé trai vẫn thấp cho đến cuối giai đoạn II và giai đoạn III của tuổi dậy thì, khi LH kích thích sự chuyển hóa. Trong tất cả các giai đoạn dậy thì ở bé trai, nồng độ estrone cao hơn estradiol nhưng cả hai đều thấp hơn so với các bé gái cùng độ tuổi đó. Đến một thời điểm đã được lập trình sẵn ở người nữ, kinh nguyệt sẽ kết thúc vì trứng không rụng nữa.
Hình 3. Nồng độ estradiol trong huyết tương TB ở các bé gái trước tuổi dậy thi và tuổi dậy thì (1= trước tuổi dậy thì, 2= hình thành vú và lông mu, 3= nở rộng ngực, 4= phát triển lông, tóc, 5= kinh nguyệt
Hình 4. Thay đổi nội tiết tộ trong chu kỳ kinh nguyệt
Trong vài năm trước khi mãn kinh, việc sản sinh estradiol là tối thiểu và estrone trở thành estrogen chiếm ưu thế. Sau mãn kinh, sản xuất estradiol là tối thiểu và estrone trở thành estrogen chiếm ưu thế vì vẫn được chuyển hóa từ androstenedione trong mô ngoại vi (Hình 5). Estrone là một dạng estrogen yếu hơn estradiol. Giống với thời kỳ mãn kinh, phẫu thuật cũng làm tăng estrogen cũng làm giảm biểu hiện ER. Estrogen thay thế cũng sẽ làm sự biểu hiện quay về mức bình thường như trong chu kỳ kinh nguyệt. Mang thai là thời kỳ đặc biệt đối với người nữ khi lượng estrogen là cao nhất. Trong thai kỳ bình thường, một lượng lớn estrogen và progesterone được sản sinh. Mặc dù lượng estrone và estradiol cao gấp 50 lần so với giá trị chuẩn tối đa bình thường của nó trước khi mang thai, estriol tăng xấp xỉ 1000 lần. Estriol toàn thân là đặc trưng cho thai kỳ vì nó không được tiết ra từ buồng trứng của người nữ không mang thai.
Hình 5. Sự khác biệt giữa nồng độ hormon giữa tiền mãn kinh và mãn kinh