DƯỢC TÍNH CỦA PHYTONUTRIENS VÀ PHYTOTHERAPY
Vai trò đối với sắc đẹp
Sự gia tăng cân nặng đã trở thành một vấn nạn toàn cầu. Thừa cân và béo phì là yếu tố nguy cơ của các căn bệnh như tiểu đường tuýp 2, cao huyết áp, tim mạch, đột quỵ, ung thư,..Vấn đề cân nặng thường có liên quan đến chế độ ăn uống. Tuy nhiên, nếu chỉ đơn thuần tiết chế ăn uống vẫn không đủ để bệnh nhân điều khiển cân nặng. Trên thị trường, có khá nhiều sản phẩm thuốc giảm cân với những tiềm ẩn nguy cơ và tác dụng phụ. Các nhà khoa học tìm kiếm và nghiên cứu các thành phần dinh dưỡng thực vật thực sự có hiệu quả trong việc giảm cân và kiểm soát chế độ ăn uống. Thực phẩm từ thực vật có lượng đường và chất béo bão hòa thấp, nhiều chất xơ, có tỷ lệ cân bằng giữa vitamin và khoáng chất. Ví dụ, các nghiên cứu lâm sàng chứng minh rằng sterol thực vật có khả năng làm hạ LDL-cholesterol, yếu tố nguy cơ gây bệnh mạch vành. Acid Hydroxycitric (HCA) từ Garcinia Cambogia được ứng dụng để điều chế thuốc giảm cân nổi tiếng Hydrocut.
Dược liệu và các thành phần dinh dưỡng thực vật có khả năng làm chậm lại quá trình lão hóa nhờ các hoạt chất chống oxy hóa, acid amin và nguồn vitamin, khoáng chất dồi dào. Nhiều thành phần dinh dưỡng thực vật có tác dụng kháng nấm, kháng khuẩn và kháng viêm mạnh. Vì vậy, các thành phần từ thực vật được sử dụng rất nhiều trong mỹ phẩm. phẩu thuật thẩm mỹ với những mục đích khác nhau trong ngành công nghiệp làm đẹp.
Tuy nhiên, cũng có những cảnh báo về tác động tiêu cực của nhóm sản phẩm này trong quá trình phẩu thuật, do các sản phẩm thường chứa nhiều thành phần và thiếu những nghiên cứu lâm sàng về rủi ro của từng hoạt chất. Có nhiều loại thảo dược được sử dụng như một liệu pháp bổ sung cho phương pháp phẩu thuật thẩm mỹ truyền thống. Ví dụ: chondroitin được sử dụng để điều trị viêm khớp kết hợp với glucosamin, hoạt chất ephera từ ma hoàng có tác dụng giảm cân nhưng đã bị FDA cấm lưu hành do nguy cơ tác dụng phụ cao trên tim mạch, echinacea hỗ trợ điều trị các vết thương mãn tính, tăng cường hệ miễn dịch, ginkgo biloba cải thiện lưu thông máu và chức năng tâm thần, goldenseal có chứa berberin có tính kháng khuẩn mạnh, chiết xuất từ cây kế sữa có hiệu quả điều trị các vấn đề về gan như xơ gan, viêm gan mãn tính, nhân sâm giúp tái tạo và tăng cường năng lượng cho cơ thể, giảm căng thẳng và mệt mỏi nhờ thành phần ginsenosides, kavalactones có tác dụng chống trầm cảm, tỏi giúp duy trì lượng cholesterol tối ưu, chống hình thành cục máu đông và có tính kháng khuẩn mạnh nhờ thành phần allicin. Cây thiên ma có chứa các thành phần hoạt động tương tự hormone estrogen giúp điều trị các bệnh phụ khoa và các rối loạn thường gặp ở tuổi mãn kinh. Sesquiterpene và valepotriates có tác dụng an thần dùng để điều trị chứng lo lắng, mất ngủ. Cây cọ lùn giúp cải thiện các triệu chứng bệnh về đường tiết niệu như u lành tính tuyến tiền liệt nhờ thành phần acid béo và phytosterol. Giống cúc Montana chứa helenalin có tác dụng kháng khuẩn và chống viêm. Cây cỏ ban có chứa hypericin giúp điều trị các rối loạn tâm thần như trầm cảm nhẹ. Bromelain từ quả dứa có khả năng chống viêm, kháng khuẩn và phân giải protein. Triptolide từ cây lôi công thằng được sử dụng để điều trị viêm khớp dạng thấp. Một số loại thảo dược có tác dụng không mong muốn trong quá trình phẩu thuật hoặc hậu phẩu như làm tăng chảy máu, làm chậm lành vết thương như gừng, nhân sâm, gingko biloba, tỏi,…, cúc dại gây ức chế miễn dịch, ma hoàng và nhân sâm gây tăng huyết áp,..
Cũng như tác dụng sinh học, các thử nghiệm hóa lý, thử nghiệm lâm sàng và các nghiên cứu dịch tể học, tác dụng không mong muốn của thảo dược khi sử dụng trong phẫu thuật và ứng dụng bào chế mỹ phẩm cần được nghiên cứu theo một tiêu chuẩn thống nhất. Bác sĩ phẩu thuật có trách nhiệm hiểu rõ về những thành phần dinh dưỡng có nguồn gốc từ thực vật trong chế độ ăn của bệnh nhân để điều chỉnh nhằm tối ưu hóa kết quả phẫu thuật.
Hấp thu, chuyển hóa và tương tác các thành phần dinh dưỡng thực vật với thuốc
Mặc dù, giới khoa học thừa nhận tác dụng tích cực của việc tiêu thụ nguồn thực phẩm từ thực vật nhưng quá trình hấp thu và chuyển hóa dinh dưỡng vẫn còn chưa được sáng tỏ. Sự thiếu hụt dinh dưỡng phần lớn là do kém hấp thu. Khả năng hấp thu của cơ thể đối với thực phẩm nhóm này còn chưa xác định rõ. Các vitamin và khoáng chất như calcium, manhe, sắt, kẽm và các thành phần hoạt tính chiết xuất từ thực vật không được hấp thu hoàn toàn. Thành phần có tác dụng từ các chiết xuất thực vật có nồng độ thấp khiến quá trình theo dõi hấp thu và chuyển hóa gặp nhiều khó khăn. Hơn nữa, một số thành phần bị chuyển hóa bởi hệ enzyme và vi khuẩn đường ruột. Các sản phẩm chuyển hóa có cả tác dụng tích cực và không mong muốn đối với cơ thể.
Thành phần được các nhà khoa học quan tâm nhất là các flavonoid. Anthocyanidin và proanthocyanidin có hàm lượng cao trong nhiều loại thực vật. Các flavonoid thường được glucuronylated hoặc methyl hóa trong huyết tương ngay sau khi được hấp thu qua thành ruột. Thành phần chuyển hóa có thể vượt qua hàng rào máu não. Nhiều nghiên cứu về sự sự hấp thu, chuyển hóa và tác dụng sinh học của anthocyanidin và proanthocyanidin cho thấy chúng được chuyển thành dạng phenolic acid. Phenolic acid tuần hoàn trong máu và vượt qua hàng rào máu não tạo tác dụng tích cực lên não bộ và cơ thể.
Nhiều thuốc được chuyển hóa bởi hệ enzyme P450 và những nghiên cứu hầu hết tập trung vào cách thức tác động của các thành phần dinh dưỡng thực vật lên hệ P450. Gurley tiến hành đánh giá tác động của một số thảo dược như cây kế sữa, thiên ma, cây hải cẩu vàng, cúc dại trên hoạt động của P450CYP2D6 trên lâm sàng và phát hiện ra: chiết xuất từ cây hải cẩu vàng ức chế đáng kế sự tái hấp thu thuốc qua đường tiểu. Brazier và Levine xác định được khoảng 50 tương tác theo cặp giữa thuốc và thảo dược. Trong số đó, warfarin là thuốc có nhiều tương tác nhất và cây cỏ ban là loại thảo dược cần chú ý khi sử dụng nhất. Hệ thống vận chuyển qua thành ruột, các enzyme chuyển hóa ở thận, gan ở động vật có vú được đặc biệt nghiên cứu. Flavonoid được báo cáo có tác dụng ức chế hệ thống vận chuyển thuốc ABC tại thành ruột, do đó ảnh hưởng gián tiếp đến quá trình hấp thu, chuyển hóa và đào thải thuốc. Một nghiên cứu gần đây cho thấy 49% dân số Mỹ trong độ tuổi từ 57 đến 85 thường xuyên sử dụng thực phẩm chức năng và 25% các sản phẩm chức năng này có gây tương tác với thuốc trong quá trình điều trị.
Kiểm soát và quản lý của các cơ quan chức năng
Chính phủ cần có những quy định nghiêm ngặt về sản xuất, tiếp thị và mua bán thuốc và thực phẩm chức năng có nguồn gốc thực vật. Hiện nay, nhà nước vẫn chưa có văn bản pháp lý nào quy định về việc kiểm soát các thành phần dinh dưỡng thực vật cũng như các quy trình điều trị liên quan. Nhu cầu sử dụng những sản phẩm loại này trên thị trường ngày càng cao nhưng quy định lại khá lỏng lẽo và còn nhiều bất cập. Ví dụ, nhiều loại thực phẩm chức năng được bày bán trên thị trường Hoa Kỳ trong khi chưa có đủ bằng chứng lâm sàng về hiệu quả của sản phẩm. Những liệu pháp điều trị từ thực vật chưa được tiêu chuẩn hóa, trong khi các sản phẩm điều trị hầu hết là hỗn hợp nhiều thành phần chứ không phải dạng đơn chất. Rất nhiều nhà khoa học chân chính nghi ngờ tác dụng sản phẩm chủ yếu là do tác dụng placebo.