XÓA XĂM BẰNG LASER (Phần III)
Hình xăm do tổn thương
Loại hình xăm này thường là kết quả của những tổn thương như sau một vụ nổ, bị đâm hoặc mài mòn. Bước xử lý đầu tiên là cẩn thận loại bỏ các vật lạ ra khỏi da (bụi, chất bẩn, nhựa đường, kim loại hoặc thuốc súng) bằng cách rửa với nước muối trong vòng 48 giờ. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng có thể loại bỏ được chúng ngay từ bước đầu; trong một vài trường hợp, cần dùng laser Q-switched như ruby, Nd:YAG (1064 nm) và alexandrite để điều trị (hình 1 và 2).
Hình 1. (a) tổn thương sau 1 tháng do pháo hoa (b) sau 23 lần điều trị với laser Q-switched ruby và Nd:YAG |
Hình 2. (a) tổn thương do té xe đạp (b) sau khi điều trị 5 lần với laser Q-switched ruby và xử lý sẹo (để lại sau khi điều trị bằng laser CO2 |
Hình 3. (a) tổn thương để lại từ tai nạn với bút chì từ lúc 18 tháng trên 1 bé gái 9 tuổi (b) 8 lần điều trị với laser Q-switched ruby |
Bụi bẩn thông thường, bụi than và các hợp chất đơn giản đáp ứng tốt, trong khi các hạt cũng hơn như sắt hoặc sỏi thì không. Cũng giống như trường hợp các hình xăm nghệ thuật, số lần điều trị phụ thuộc vào độ sâu, kích thước và màu sắc của các mảnh màu. Thuốc súng xâm nhập vào da với tốc độ cao và xuyên sâu vào trong nên đòi hỏi điều trị nhiều lần với thông số cao hơn so với các tổn thương dạng bề mặt (như là mài mòn). Theo kinh nghiệm của một số tác giả, 1 đến 7 là số lần điều trị phù hợp với các tổn thương nông và cục bộ; trong khi tổn thương từ các vụ nổ đòi hỏi số lần điều trị lên đến 25 lần. Tuy nhiên, việc xóa mất hoàn toàn là không thể đạt được ở tất cả các trường hợp mà cần rất thận trọng trong khi điều trị, thậm chí sau đó một vài tháng các phân tử thuốc súng đó vẫn có thể phát nổ, gây ra sẹo và lan rộng các phân tử trong da. Trong một trường hợp đặc biệt, các chuyên gia đã từng sử dụng laser Q-switched ruby để làm mất màu cho một tổn thương trên mí mắt của một cô bé 9 tuổi sau tai nạn do bút chì lúc 18 tháng tuổi (hình 3). Quá trình điều trị kéo dài, mỗi lần cách nhau từ 6-8 tuần và đòi hỏi gây tê cục bộ khi thực hiện.
Rối loạn sắc tố do thuốc
Ashinoff and Geronemus báo cáo đã thành công trong việc loại rối loạn sắc tố do amalgam sau 7 liệu trình điều trị với laser Q-switched ruby. Kết quả cũng tương tự ở các nhóm nghiên cứu khác.
Một trường hợp khác cũng tăng sắc tố do amiodaron quan sát thấy ở bệnh nhân có tiền sử dụng thuốc 10 năm (liều >900 g). Karrer và các đồng sự đã thành công trong việc rối loạn sắc tố chỉ sau 1 liệu trình với laser Q-switched ruby. Kết quả kéo dài khoảng 12 tháng mặc dù bệnh nhân vẫn sử dụng amiodaron, không hề có tác dụng phụ nào. Một bệnh nhân khác mắc bệnh AIDS phải điều trị với doxorubicin dẫn đến tăng sắc tố trên mặt, cổ và hông. Sau 1-3 lần điều trị với laser Q-switched ruby thấy mờ đi rõ rệt.
Rối loạn sắc tố xanh –đen là một tác dụng phụ hiếm gặp và ít được biết đến là do tiêm dưới da thuốc có chứa sắt, rối loạn lan rộng khoảng 10cm xung quanh khu vực tiêm và hầu như không phục hồi. Các chuyên gia cho rằng dịch tiêm đọng lại nơi tiêm và phức của ion sắt Fe3+ xâm nhập vào các mô xung quanh. Một thời gian dài, không có phương pháp điều trị trường hợp này ngoài cách chờ đợi. Raulin và các đồng sự đã tiến hành điều trị cho 5 bệnh nhân gặp trường hợp này và thấy cải thiện lớn khi dùng laser Q-switched ruby và/ hoặc Nd:YAG (hình 4). Số lần trị liệu dao động trong khoảng 3-16 lần. Đáng chú ý là mức độ cải thiện lên đến 80% chỉ sau từ 2-6 lần điều trị. Tất cả các bệnh nhân sau đó đều bị sưng và đóng mài, tăng sắc tố quan sát thấy ở 1 bệnh nhân, không có bệnh nhân nào bị sẹo. Bốn trong số năm bệnh nhân hài lòng với kết quả điều trị. Sinh thiết được thực hiện trên 2 bệnh nhân cho thấy có nhiều đại thực bào chứa sắt ở độ sâu khoảng 7 mm. Độ sâu đó lý giải được hiệu quả xóa hoàn toàn là không thể. Mặc dù laser Q-switched Nd:YAG 1064 nm cho thấy hiệu quả xuyên sâu cao nhưng đến nay vẫn chưa có bất kỳ bằng chứng nào thuyết phục về tính ưu việt của nó so với các loại laser khác.
Hình 4. (a) hình xăm để lại sau khi tiêm thuốc chứa sắt (b) sau khi điều trị 7 lần với laser Q-switched ruby và 9 lần với laser Q-switched Nd:YAG |
Hình 5. (a) Bệnh nhân 61 tuổi sau khi dùng minocyclin 3 năm, (b) sau khi điều trị 8 lần với laser Q-switched Nd:YAG |
Tăng sắc tố da do sử dụng liều cao hoặc lâu dài thuốc minocyclin là một tác dụng phụ có nhiều tài liệu mặc dù hiếm khi xảy ra. Phản ứng này có khi còn kéo dài nhiều năm sau khi đã ngưng sử dụng. Thật vậy, không có liệu pháp nào hiệu quả cho đến khi ứng dụng laser. Năm 1996, ba nhóm nghiên cứu độc lập đã đồng thời báo cáo kết quả khả quan khi sử dụng laser Q-switched Nd:YAG. Greve và các đồng sự sau đó đã sử dụng laser Q-switched Nd:YAG 1064 nm vào năm 1998, sau 8 liệu trình cho kết quả mờ hoàn toàn trên một bệnh nhân 61 tuổi với tình trạng rối loạn sắc tố xám-đen (hình 5). Điều trị bằng laser trong trường hợp này không gây mất sắc tố, tăng sắc tố hay để lại sẹo.
Sinh bệnh học của việc tăng sắc tố do minocyclin hiện vẫn chưa được làm rõ hoàn toàn. Có thể là do minocyclin hoặc chất chuyển hóa của nó kết hợp với sắt hoặc các ion kim loại khác tạo ra màu đó. Ngoài ra, do minocyclin là bột màu vàng nên nghi ngờ chúng sẽ chuyển sang màu đen khi bị oxy hóa. Theo kinh nghiệm của một vài tác giả, tăng sắc tố do minocyclin type I có thể được điều trị lý tưởng nhất với laser Q-switched Nd:YAG 1064 nm nếu phân tích miễn dịch thấy các đại thực bào phản ứng dương tính với sắt và melanin. Trong trường hợp type II, các chuyên gia đề nghị sử dụng laser Q-switched ruby với bước sóng ngắn hơn (694nm) hấp thu tốt hơn các phân tử màu ở lớp biểu bì. Tuy nhiên, loại da cũng ảnh hưởng đến hiệu quả của laser ruby lên da.
Cần thận trọng khi điều trị rối loạn sắc tố do thuốc với laser Q-switched mặc dù nhiều bằng chứng thành công được thể hiện trong bài viết này. Bệnh nhân dùng thuốc có kim loại vàng dễ xuất hiện các đốm tăng sắc tố sau khi điều trị với laser Q-switched dù cho là loại nào (hình 6). Một bệnh nhân đã thấy có hiện tượng bị nám sau khi điều trị tàn nhang đáp ứng tốt với laser ruby xung dài (3ms).
Hình 6. Nám xảy ra sau khi điều trị tàn nhang với laser Q-switched Nd:YAG (bệnh nhân dùng thuốc chứa vàng 16 năm trước) |
TỔNG QUAN VỀ MÀU MỰC XĂM
Phân loại hóa học
Trước đây các chất vô cơ thường được sử dụng trong việc tạo ra màu xăm. Năm 2001, Timko và các đồng sự đã thực hiện phân tích vi lượng tử tìa X trên 30 mẫu xăm của một nhà sản xuất ở Mỹ. Các nhà nghiên cứu đã phân tích được thành phần của một số màu cơ bản sau: đen (carbon và sắt), xanh dương (titan, carbon, đồng), nâu (titan, sắt), xanh lá cây (titan, carbon, đồng, crom), đỏ (titan, carbon, sắt, magie) và trắng (titan). Nghiên cứu này cũng cho thấy rằng các màu mực thường không có cấu trúc giống nhau mặc dù chúng có thể có màu giống hệt nhau.
Hầu hết các màu vô cơ được đặc trưng bới độ bền màu, độ bám và độ che phủ. Một nhược điểm của các màu vô cơ là không mạnh bằng màu hữu cơ. Ngoài ra, các màu vô cơ thường làm xỉn màu mực xăm và số màu được pha trộn thường ít. Phần lớn, các hình xăm có màu được tạo thành do các hợp chất hữu cơ. Phân tích hóa học cho thấy chúng chủ yếu là các hợp chất azo hoặc polycyclin được sản xuất công nghiệp, được thiết kế ban đầu là chất phủ hoặc sơn cho hàng tiêu dùng (ví dụ như sơn xe). Những người xăm hình thường thích loại mực xăm này vì chúng có tuổi thọ cao, gần như không hòa tan – là tính năng đặc biệt tạo nên một thiết kế có màu rực rỡ và lâu dài trên da. Engel và các đồng sự gần đây cho thấy rằng có một lượng đáng kế (khoảng 2,5 g/cm2) mực in tồn tại trong da khi xăm hình. Màu mực đen thường là bụi than công nghiệp dưới dạng carbon công nghiệp.
Các vấn đề cụ thể và rủi ro trong việc xử lý các màu xăm chuẩn
Các chất chiết xuất được sử dụng trong sản xuất màu mực xăm hầu như luôn luôn chứa một số loại tạp chất nhất định (Bảng 1).
Bảng 1. Tạp chất trong màu mực xăm
Loại màu | Tạp chất |
Hợp chất của azo | Amin thơm, kim loại nặng, polycyclin thơm, PCBs, dioxins |
Chất vô cơ (bao gồm tita dioxid, crom oxid, sắt oxid) | Kim loại nặng |
Hợp chất polycyclic | Kim loại nặng, PCBs, dioxin |
Bụi than | Kim loại nặng, polycyclic aromatic hydrocarbon |
Hình 1. Hợp chất azo có trong màu đỏ 22 chứa 1 nhóm azo (–N=N–) cho màu đỏ. Khi liên kết này bị phá vỡ (do tia UV hoặc laser) tạo thành hợp chất độc hại: 2-methyl-5-nitroanilin. |
Gần 47% lượng mực xăm trên thị trường là hợp chất azo (Hình 1), do đó các nhóm màu đặc biệt này có thể là một ví dụ điển hình để thảo luận về những vấn đề cũng như độ an toàn ở các mô điều trị. Phần lớn các hợp chất azo thô chứa các amin thơm, các diain thơm và các thành phần aliphatic methylen. Các amin thơm được sử dụng thường có tính gây ung thư, đột biết và gây quái thai. Về mặt nguyên tắc, chúng không nên có trong trong bất cứ hỗn hợp màu nào hoặc phải loại bỏ chúng ra khỏi các hợp chất azo. Hiện nay chưa có các bằng chứng rõ ràng rằng chúng có thể gây bất lợi lên cơ thể người khi điều trị bằng laser. Về mặt lý thuyết, các sản phẩm phân hủy có thể hình thành sau khi tiếp xúc với tia UV, tỷ lệ lâm sàng cho thấy không cao nhưng nguy cơ không thể loại trừ hoàn toàn. Nghiên cứu mô tả một số trường hợp xảy ra u ác tính ở khu vực hình xăm. Nguyên nhân vẫn còn khó xác định do thiếu các nghiên cứu về dược học và độc tính học của các màu mực xăm cũng như chưa có nghiên cứu về dịch tễ khẳng định mối đe dọa về sức khỏe của các loại màu mực xăm này. Đáng ngạc nhiên là Cục mỹ phẩm của EU (phụ lục IV) cấm sử dụng nhiều loại màu nhưng lại không hạn chế về những chất được tiêm vào da. Với số lượng người xăm hình như hiện nay, cần có những quy định thích hợp để có những bảo đảm an toàn cho người sử dụng.
Trên trang web chính thức của Cục quản lý thực phẩm và mỹ phẩm Hoa Kỳ (FDA) đưa ra những quy định sau:
FDA xem xét các loại mực được sử dụng trong các hình xăm trong da bao gồm trang điểm vĩnh viễn và các sắc tố được sử dụng trong các loại mực cần được có sự chấp thuận từ cơ quan quán lý liên bang. Tuy nhiên, do các ưu tiên về sức khỏe cộng đồng cũng như thiếu các bằng chứng về an toàn, FDA vẫn chứa thực hiện quyền quản lý của mình đối với các loại mực xăm. Đến nay, các quy định về hình xăm vẫn do các cơ quan địa phương quản lý. FDA báo cáo có khoảng 150 báo cáo về các phản ứng bất lợi của người tiêu dùng đối với một số loại mực xăm vĩnh viễn và cho rằng ở phụ nữ, nguy cơ này còn cao hơn. Ngoài ra, mối quan ngại của cộng đồng khoa học về các màu mực được sử dụng thúc đẩy FDA phải điều tra tính an toàn của chúng. FDA tiếp tục đánh giá mức độ nghiêm trọng của các tác dụng bất lợi và các nghiên cứu về màu mực xăm nói chung.
Ở Đức, các quy định về màu mực xăm đã có hiệu lực vào tháng 5 năm 2009, quy định các sử dụng các loại mực xăm và cấm các hợp chất azo do có thể tạo ra các amin thơm. Quy định này không xác định bất kỳ tiêu chuẩn nào về độ tinh khiết, có nghĩa là các trường hợp trước quy định này chỉ cần không chứa các chất cấm là có thể được sử dụng. Quy định này là một bước quan trọng đầu tiên và đóng vai trò là một hình mẫu cho các quy định khác, mặc dù ban đầu chỉ là một cải thiện nhỏ để bảo vệ người tiêu dùng khỏi những thông tin sai lệch, không đầy đủ do nhà sản xuất công bố. Những thiếu sót của quy định này có thể được xóa bỏ bằng cách yêu cầu các nhà sản xuất cung cấp dữ liệu an toàn, bao gồm cả độ tinh khiết của thành phần nói chung và độc tính nói riêng. Bảng 2 cung cấp một số thông tin cần thiết.
Bảng 2. Các dữ liệu đưa vào phân tích độ an toàn của màu mực xăm
Độ tinh khiết
|
Tá dược
Tính ổn định (đối với vi khuẩn, enzym, UV và laser) |
Độ độc hại | Tiềm năng gây kích ứng cục bộ trên da và niêm mạc
Gây độc trên hệ miễn dịch Gây độc trên gen (đơn chất và hợp chất) |
Mực xăm lý tưởng
Từ quan điểm của các bác sĩ và các chuyên gia điều trị bằng laser, màu mực phải có thành phần hóa học có thể tách nhỏ với lực tối thiểu và không tạo ra bất kỳ sản phẩm phụ độc hại nào. Để ngăn ngừa được các chất gây ung thư càng nhiều càng tốt, các loại mực xăm nên hoàn toàn không chứa các hợp chất azo, không có azo thơm làm tạp chất hoặc khi điều trị bằng laser không có amin thơm được hình thành.
Nghiên cứu của một số chuyên gia cho thấy điều này là hoàn toàn có thể khi sản xuất loại mực xăm hữu cơ chứa các polycyclin và không chứa các hợp chất azo, các polycyclin này như đã nói ở trên hoàn toàn không tạo ra bất kỳ một amin thơm nào.