CÁC BỆNH LÝ VỀ DA TRẦM TRỌNG HƠN Ở BỆNH NHÂN BÉO PHÌ (Phần II)

Nhiễm khuẩn

Bệnh béo phì có liên quan đến nhiều loại bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn từ những bệnh nhiễm trùng nhẹ như viêm túi thận, lao phổi cho đến những bệnh nghiêm trọng hơn như viêm quầng và viêm tụy hoại tử cần nhập viện. Viêm quầng thường do nguyên nhân là các chủng streptococcus và thường ảnh hưởng đến hệ bạch huyết của chi dưới. Bệnh béo phì không kèm theo suy giãn tĩnh mạch cũng được chứng minh là một yếu tố nguy cơ độc lập với bệnh viêm quầng. Penicillin G là thuốc đầu tay điều trị biến chứng của loại nhiễm khuẩn này. Nhiễm trùng hoại tử da bao gồm viêm tế bào hoại tử và viêm cân mạc hoại tử. Viêm cân mạc hoại tử là một bệnh nhiễm khuẩn da sâu xuống lớp mô dưới da, dẫn đến hủy hoại dần dần các dải cơ và mỡ dưới da. Các đặc điểm của viêm tế bào hoại tử và hoại tử cân mạc bao gồm sự hủy hoại mô lan rộng, gây độc hệ thống và có nguy cơ tử vong cao. Các đặc tính sinh lý học bao gồm huyết khối mạch máu, vi khuẩn lan rộng trên mặt và viêm xâm lấn. Trong một nghiên cứu của Gallup và các cộng sự, 88% phụ nữ nhập viện vì viêm cân mạc hoại tử mắc bệnh béo phì. Hơn ba yếu tố nguy cơ bao gồm béo phì, tiểu đường, cao huyết áp và lớn tuổi cho sự dự báo tỷ lệ tử vong lên đến 50% do sự tiến triển nhanh chóng của tình trạng này. Chẩn đoán chính xác là mấu chốt nhưng chẩm đoán sớm là khá khó khăn, Viêm cân mạc hoại tử được chẩn đoán khi quan sát thấy sốt, nhiễm độc, đau và tăng creatin phosphokinase. Khi nghi ngờ bị hoại tử phẫu thuật là phương tiện duy nhất để chẩn đoán. Một số chuyên gia ủng hộ việc sử dụng sinh thiết để chẩn đoán. Điều trị phù hợp bao hồm phẫu thuật mô hoại tử, hỗ trợ dinh dưỡng và sử dụng kháng sinh phổ rộng.

Viêm tuyến mồ hôi có mủ (Hidradenitis suppurativa)

Viêm tuyến mồ hôi có mủ là một bệnh mạn tính thường gặp biểu hiện bởi áp-xe, tróc vảy và các vết trầy xước dọc theo da phần lớn là ở các vùng chứa nhiều tuyến mồ hôi đầu hủy (hình 1). Đây là một bệnh về da phổ biến, ảnh hưởng đến khoảng 2% dân số. Nguyên nhân của viêm tuyến mồ hôi có mủ vẫn chưa được hiểu rõ, tuy nhiên nó được cho là gây ra chủ yếu bởi sự tắc nghẽn nang lông có sự liên quan thứ cấp đến các tuyến mồ hôi đầu hủy. Béo phì không được cho là liên quan trực tiếp đến căn bệnh này nhũng có thể làm trầm trọng thêm do tăng áp lực và tác động của androgen. Các nghiên cứu nỗ lực chứng minh cường androgen nguyên phát là nguyên nhân gây ra căn bệnh này do thực tế là đa số bệnh nhân cường androgen nguyên phát mắc bệnh béo phì – ủng hộ cho vai trò làm trầm trọng thêm của bệnh béo phì lên tình trạng này. Viêm tuyến mồ hôi có mủ là một bệnh nặng, đáng kể nhất là gây đau đớn và chảy mủ. Bệnh cũng khó điều trị, giải pháp bao gồm khuyến khích bệnh nhân giảm cân, dùng thuốc khử trùng, kháng sinh và corticoid tại chỗ. Kháng sinh có thể sử dụng clindamycin, tetracyclin toàn thân và dapsone có thể hiệu quả ở một số bệnh nhân. Infliximab dường như là một phương pháp điều trị tiềm năng cho bệnh này và một số nghiên cứu đã chứng minh hiệu quả của nó. Retinoid đường uống và toàn thân hoặc steroid dạng tiêm cho các kết quả khác biệt. Phẫu thuật cắt bỏ các tuyến mồ hôi đầu hủy là phương pháp duy nhất được chứng minh có hiệu quả dựa trên bệnh nguyên tự nhiên của bệnh.

 

Hình 1. Viêm tuyến mồ hôi, gai đen và mụn cơm có cuống ở bệnh nhân béo phì

Bệnh vẩy nến

Dữ liệu gần đây cho thấy tỷ lệ bệnh béo phì ở bệnh nhân vẩy nến cao hơn đáng kể. Bệnh vẩy nến nếp gấp da (bệnh vẩy nến ngược) có mối liên quan đặc biệt đến chứng béo phì (hình 2) và đôi khi có thể không phân biệt được với chốc mép. Một cuộc kiểm tra dữ liệu ở 2 quốc gia cho thấy tần suất cao bệnh vẩy nến xuất hiện ở bệnh nhân thừa cân và béo phì. Thú vị là dữ liệu từ bang Uta, Hoa Kỳ cho thấy béo phì có thể là hậu quả của bệnh vẩy nến chứ không phải là một yếu tố nguy cơ gây khởi phát bệnh. Bệnh béo phì có liên quan đến mức độ trầm trọng của bệnh vẩy nến. Sakai và các cộng sự phân tích một nhóm bệnh nhân vẩy nến trong hơn 10 năm và thấy rằng BMI tăng cao (>25) có liên quan đáng kể đến sự phát triển lâu dài của bệnh vẩy nến.

 

Hình 2. Vảy nến ở ngực bệnh nhân béo phì

Trong một nghiên cứu điều trị trên 560 bệnh nhân bệnh vẩy nhế, Naldi và các cộng sự nhận thấy rằng BMI ≥ 30 có liên quan với tỷ lệ chênh lệch là 1,9. Các nghiên cứu khác cũng đã tìm ra mối liên hệ đáng kể giữa bệnh béo phì và mức độ trầm trọng của bệnh vẩy nến. Chế độ ăn cũng có ý nghĩa quan trọng đối với bệnh vẩy nến. Một nghiên cứu trước đây từ Ý cho thấy bệnh nhân vẩy nến tiêu thụ một tỷ lệ cao các thực phẩm giàu chất béo và chất béo bão hòa. Hơn nữa, điều chỉnh chế độ ăn uống có thể làm giảm bệnh vẩy nến. Một báo cáo ca gần đây mô tả một ví dụ về sự chậm tiến triển của bệnh vẩy nến mà không cần dùng thuốc ở những bệnh nhân đặt Roux-en-Y dạ dày. Tuy nhiên, các nghiên cứu trong tương lai là cần thiết để xác định liệu kiểm soát cân nặng có thật sự làm giảm mức độ trầm trọng của bệnh vẩy nến hay không. Ngoài ra, thuốc điều trị bệnh tiểu đường cũng được thử nghiệm lâm sàng trong điều trị bệnh vẩy nến. Thiazolidinedione là một loại thuốc nhạy cảm với insulin đem đến nhiều hứa hẹn trong điều trị bệnh vẩy nến. Thiazolidinedione kích hoạt thụ thể PPA, một loại receptor hạt nhân kích hoạt steroid ở tuyến giáp được biểu hiện trên các tế bào sừng của người. Trong nuôi cấy, phối tử cho thụ thể PPA kích hoạt sự ức chế tăng sinh của các tế bào sừng ở cả da bình thường và da bệnh vẩy nến. Trước đó, có một loại thuốc cùng nhóm với phối tử này được đưa vào sử dụng nhưng sau đó phát hiện ra độc tính trên gan nên đã bị loại bỏ. Tuy nhiên, thiazolidinedione thể hệ mới, pioglitazone và rosiglitazone cũng liên quan đến độc tính trên gan nhưng lại có hiệu quả trong điều trị vẩy nến.

Hội chứng đề kháng Insulin

Hội chứng đề kháng insulin, còn được gọi là hội chứng X hoặc hội chứng chuyển hóa được đặc trưng bởi sự kháng insulin ngoại vi dẫn đến tình trạng tăng insulin máu bù trừ. Hội chứng đề kháng insulin là một rối loạn chuyển hóa thường gặp và được cho là nguyên nhân gốc của bệnh béo phì cũng như các rối loạn khác bao gồm tăng huyết áp, tiểu đường tuýp 2, rối loạn lipid máu, bệnh mạch vành và dung nạp glucose bất thường. Tăng insulin máu là do sự thay đổi trong các tuyến nội tiết quan trọng như IGF-1 và androgen dẫn đến sự thay đổi trong việc tăng sinh và tăng trưởng ở nhiều mô, kể cả làn da. Một số tình trạng về da có thể khởi phát hoặc trầm trọng hơn bởi hội chứng đề kháng insulin bao gồm mụn trứng cá, ung thư tế bào biểu mô, bệnh gai đen, dày sừng nang không, rậm lông và hội chứng buồng trứng đa nang. Hai mục tiêu chính trong điều trị bệnh nhân hội chứng đề kháng insulin là điều trị các nguyên nhân cơ bản như béo phì, ít vận động thông qua việc kiểm soát cân nặng và tăng cường vận động thể chất để phòng ngừa các nguy cơ tim mạch. Đề kháng insulin có thể được điều trị bằng thuốc tăng cường hoạt động của insulin như thiazolidinedione và metforrmin, tuy nhiên trong các thử nghiệm lâm sàng, các thuốc này không mấy hiệu quả so với phương pháp giảm cân và tập thể dục.

Bệnh gut kết hòn

Béo phì được coi là một yếu tố nguy cơ của bệnh gút trong nhiều thế kỷ qua. Các nốt gút thường thấy ở tai hoặc trong mô mềm. Gút được đặc trưng bởi sự lắng đọng của ure trong các mô liên kết. Sự phát triển của của các hạt tophi tỷ lệ với mức độ tăng acid uric trong máu. Hạt tophi có thể đau hoặc không đau, dễ dàng quan sát bằng mắt thường. Cùng với bệnh béo phì, tỷ lệ mắc bệnh gút trong dân số Hoa kỳ ngày càng tăng cao. Một số nghiên cứu tiền cứu đã chứng minh sự liên quan chặt chẽ giữa bệnh béo phì và bệnh gút. Ngoài điều trị bệnh gút, cần điều trị dài hạn bằng thuốc làm giảm urê huyết. Đối với bệnh nhân có biến chứng dẫn đến gút xơ cứng, phẫu thuật có thể là cần thiết. Điều trị bằng thuốc kháng viêm và dự phòng đơn độc không đủ để kiểm soát bệnh. Giảm cân và giảm protein trong khẩu phần ăn có thể giúp làm giảm acid uric máu và ngăn ngừa các biến chứng.

Béo phì và dược lý học làn da

Bệnh béo phì được biết là có ảnh hưởng đến làn da và sinh lý hệ thống. Với số lượng ngày càng tăng của bệnh nhân béo phì, các chuyên gia da liễu phải cân nhắc để điều chỉnh các liệu pháp da cũng như trị liệu toàn thân cho bệnh nhân béo phì. Các thuốc thông thường như isotretionin đường uống và friseofulvin cần điều chỉnh liều lượng để phù hợp với cân nặng cơ thể, tuy nhiên các bác sĩ còn e ngại với liều tối đa do lo ngại về độc tính. Ngoài ra, bệnh nhân béo phì đặc biệt dễ bị tổn thương trước các nguy cơ liên quan đến điều trị như tăng triglyceride máu với isotretionin đường uống. Những bệnh nhân béo phì điều trị bằng methotrexate toàn thân thường có liên quan đến độc tính trên gan. Tăng cân cũng là tác dụng phụ của một số thuốc da liễu. Tăng cân có thể dẫn đến không tuân thủ của bệnh nhân cũng như gia tăng các bệnh kèm theo với chứng béo phì. Các thuốc gây tăng cân như corticoid dạng uống, kháng histamin, thuốc ngừa thai dạng uống, thuốc chống trầm cảm như amitriptyline và chất ức chế tái thu hồi serotonin bao gồm mirtazapine và paroxetine.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sen Spa