ỨNG DỤNG LASER CARBON DIOXIDE TÁI TẠO BỀ MẶT DA
Sơ lược về tác dụng của Laser Carbon Dioxide
Ban đầu, Laser CO2 ở bước sóng 10600 nm được coi là một công cụ hủy hoại nhưng cùng với sự phát triển của công nghệ, con người có thể điều chỉnh năng lượng Laser ở các chế độ : liên tục, xung, siêu xung. Laser CO2 ở chế độ xung hạn chế tổn thương do nhiệt so với Laser thế hệ cũ vì thời gian chiếu xung ngắn không đủ cho quá trình truyển nhiệt từ điểm chiếu xạ đến các mô lân cận.
Ứng dụng phổ biến của Laser bề mặt là điều trị nếp nhăn, sẹo mụn trứng cá kể cả các những bất thường ở lớp biểu bì do lentigine ( những đốm sắc tố nhỏ có đường viền rõ ràng ), lão hóa quang hóa, dày sừng quang hóa, dày sừng da tiết bã cũng sẽ được cải thiện tùy theo độ sâu mô học của tổn thương. Nếu những tổn thương nằm ở lớp trung bì, tỉ lệ tái phát tổn thương sẽ cao hơn so với ở lớp biểu bì. Các loại bệnh lý có nguyên nhân do ánh sáng như dày sừng quang hóa, viêm môi do ánh nắng đáp ứng tốt với Laser bề mặt. Ung thư biểu mô tế bào đáy có thể được chữa lành bằng Laser CO2 siêu xung.
Những ứng dụng chủ yếu của Laser CO2 bề mặt
- Tổn thương do ánh nắng
- Sẹo mụn
- Khối u biểu bì lành tính
- Ung thư biểu mô tế bào đáy
- Dày sừng quang hóa
- Nếp nhăn
- Viêm môi
Quy trình điều trị
Trước khi được điều trị Laser bề mặt
Bệnh nhân cần được bác sĩ thăm khám, lấy đầy đủ thông tin về lịch sử bệnh như loại da, có tiền sử nhiễm virus herpes simplex không, đã từng phẫu thuật mí mắt chưa, những loại thuốc đang được sử dụng kể cả thuốc có nguồn gốc thảo dược, các tác nhân gây mẫn cảm đối với bệnh nhân,…
Nên tiến hành những thăm khám xác định mức độ tổn thương da, tính chất và độ dày sẹo,..
Yêu cầu bệnh nhân tránh ánh nắng mặt trời hết mức có thể, những kích thích đối với tế bào sản sinh melanin đều làm tăng nguy cơ tăng sắc tố sau viêm. Nên sử dụng kem chống nắng có chỉ số chống nắng SPF từ 30 trở lên và có chứa các thành phần chống nắng vật lý để chống lại tia UVA.
Có thể sử dụng các loại kem thoa trước trị liệu để tăng hiệu quả quá trình điều trị như tretinoin, hydroquinone và các thành phần chống oxy hóa.
Bệnh nhân nên ngừng hút thuốc trước và sau khi điều trị ít nhất 2 tuần để đẩy nhanh quá trình hồi phục.
Trong quá trình điều trị
Trước khi trị liệu với Laser bệnh nhân nên rửa sạch mặt, bệnh nhân có được gây tê bề mặt bằng EMLA ( một hỗn hợp eutectic 2,5% lidocain và 2,5% prilocain), thuốc có tác dụng trong 2 đến 2,5 giờ.
Nên sử dụng Laser CO2 siêu sung, mức năng lượng 90 mJ/45W có thể áp dụng cho vùng trung tâm mặt như quanh ổ mắt, gốc mũi, quanh miệng, vùng mi mắt có thể điều chỉnh ở 80mJ, vùng chân tóc và đường viền hàm có thể thấp hơn nữa.
Thiết lập tương tự có thê được thực hiện ở Laser Er:YAG ở mức 25J/cm2 ( với thông số ablation 100 micromet, coagulation 0, overlap 50%) ở lần quét đầu tiên giúp loại bỏ lớp biểu bì già cổi, ở lần quét thứ hai và thứ ba các thông số nên ở mức 10 micromet ablation, 80 micromet coagulation, Overlap 50% giúp làm săn chắc da. Đối với bệnh nhân có nếp nhăn sâu hoặc sẹo, chỉ nên thiết lập thông số ablation ở chế độ đơn điểm tại vị trí viền nhăn hoặc viền sẹo.
Chăm sóc sau trị liệu
- Làn da sau trị liệu rất nhạy cảm nên cần được chăm sóc thật kỹ
- Nên sử dụng các loại thuốc mỡ chứa vaselin để đẩy nhanh quá trình hồi phục
- Không nên vệ sinh cơ thể ngay sau trị liệu mà hãy đợi đến ngày hôm sau
- Sử dụng các biện pháp che chắn khi tiếp xúc với ánh nắng
- Bác sĩ có thể cho bệnh nhân một phác đồ điều trị kháng sinh trong 1 tuần
- Vệ sinh sạch sẽ vùng da trị liệu
- Các tác nhân dị ứng như hương thơm, chất bảo quản, màu nhuộm cần được hạn chế tối đa
Những biến chứng có thể xảy ra
- Biến chứng thường gặp nhất là tình trạng sưng phù và rỉ dịch ở da. Gặp phải tình trạng này, bác sĩ có thể cho bệnh nhân uống corticoid hoặc tiêm bắp corticoid
- Tái hoạt động vi rút Herpes simplex
- Nhiễm khuẩn
- Nhiễm nấm
- Ban đỏ kéo dài
- Tăng, giảm sắc tố bất thường
- Mụn
- Hình thành millia (những nốt keratin dưới da)
Khả năng nhiễm khuẩn sau điều trị với Laser CO2 như sau: