BỆNH LÝ HIV ẢNH HƯỞNG ĐẾN LÀN DA( PHẦN II)
Nhiễm trùng phức tạp
Đây là những trường hợp tổn thương liên quan đến nhiều mầm bệnh. Ví dụ, trọng khi bạch sản lông ở miệng (oral hairy leucoplakia) do virus Epstein Barr gây ra thì human papillomavirus cũng như candida cũng có thể gây ra tình trạng này. Một số trường hợp khác được ghi nhận như các tổn thương giống sarcoma kaposi chứa cytomegalo virus và các dấu hiệu của herpes virus cũng như các tổn thương tương tự như u mềm lây (molluscum contagiosum) có thể liên quan đến kháng nguyên cytomegalo virus, cocci gram dướng và vi khuẩn kháng acid. Tất cả đều không thấy được rõ ràng vai trò của từng loại vi khuẩn trong các tổn thương của làn da.
Nhiễm virus
Virus Herpes simplex (HSV)
Nhiễm HSV là rất phổ biến ở bệnh nhân HIV, tỷ lệ này tăng tỷ lệ nghịch với số lượng tế bào lympho CD420, thường là dấu hiệu của sự tái kích hoạt của các virus tiềm ẩn. Nhiễm HSV ở cơ quan sinh dục/ phúc mác là một yếu tổ nguy cơ dẫn đến nhiễm HIV. Các biểu hiện thông thường của HSV là ở miệng, bộ phận sinh dục và hậu môn-trực tràng ngoài ra tổn thương quanh mắt và viêm nang lông cũng thường gặp. Viêm kết mạc, viêm thực quản, viêm não và bướu cổ hiếm khi xảy ra. Trong giai đoạn đầu của HIV, nhiễm HSV có những đặc điểm điển hình là hồng ban tụ thành từng cụm, sau đó sẽ hình thành mụn mủ, vỡ ra và lành sau từ 2-3 tuần. Ở giai đoạn HIV đã tiến triển, sự tái phát và trầm trọng của HSV càng cao và ít có đặc điểm lâm sàng điển hình hơn. Lúc này biểu hiện chủ yếu là các vết loét lan rộng (thậm chí đường kính có thể lên đến 20cm) và đề kháng với các phương pháp điều trị . Nhiễm HSV kéo dài hơn 1 tháng là 1 dấu hiệu của nhiễm AIDS. Các vết thường rải rác trên moojtkhu vực lớn hơn cũng có thể được quan sát thấy trong bệnh HIV tiến triển nhưng phổ biến hơn ở tình trạng nhiễm virus varicella zoster. Nhiễm HSV mạn tính thường xuất hiện những vết nứt khó nhìn thấy ở hậu môn. Chẩn đoán được thực hiện bằng vết Tzanck (tế bào học), cấy que thử, khuếch đại kháng thể huỳnh quang trực tiếp (DFA) hoặc dùng kính hiển vi quan sát mẫu lấy từ tổn thương, mẫu lý tưởng được lấy từ tổn thương còn nguyên vẹn hoặc từ bờ của vết thương lỡ loét. Vết Tzanck cho thấy các tế bào khổng lồ đa nhân điển hình của hiệu ứng bệnh biến (cytopathic) trên các tế bào sừng. Nếu các xét nghiệm trên âm tính, cần sinh thiết da để phân tích các ảnh hưởng của virus đến mô học cũng như tiếp tục dùng mẫu sinh thiết đó để xác định virus. Xét nghiệm huyết thanh học không có giá trị trong chẩn đoán nhiễm HSV ở da. Điều trị bằng acyclovir đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch cho đến khi các tổn thương lành hẳn. Điều trị ức chế liên tục bằng acyclovir được xem xét để ngăn ngừa tái phát thường xuyên, làm chậm các tổn thương hoặc các trường hợp liên quan đến ban đỏ, liệu thông thường là 400mg 2 lần/ngày. Các tốn thương không đáp ứng với acyclovir cần được đánh giá lại với các xét nghiệm nhạy cảm với acyclovir và các tác nhân lây nhiễm đồng thơi. Kháng acyclovir có thể đáp ứng với truyền acyclovir liều cao (1,5-2mg/kg/giờ) hoặc thay thế bằng foscarnet tại chỗ hoặc tiêm tĩnh mạch (40-60mg/kg/ 8 giờ) hoặc cidofovis – tác nhân thứ hai có thể thay thế acyclovir. Trifluridine tại chỗ cũng được sử dụng thành công ở các trường hợp HSV đề kháng acyclovir. Dung dịch muối kali permanganate thấm trên các miếng gạc đắp lên vết loét 15 phút mỗi ngày giúp ngăn ngừa tái phát và làm khô các vết chảy máu.
Thủy đậu (Varicella zoster virus – VZV)
Thủy đậu thường gặp ở trẻ em, tỷ lệ mắc zona có xu hướng tăng ở bệnh nhân thủy đậu tiến triển hoặc mạn tính. Nhiễm thủy dậu có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn nào của bệnh HIV. Trẻ em nhiễm virus HIV khi bị thủy đậu dễ biến chứng phổi hơn những trường hợp không nhiễm HIV. Ngoài ra, zona thường xuất hiện ở bệnh nhân nhiễm HIV và ngược lại nhiễm zona cũng là một dấu hiệu nhận biết HIV giai đoán đầu. HIV giai đoạn đầu, nhiễm zona không thể phân biệt được với những trường hợp không nhiễm HIV. Tuy nhiên, có đến 25% các bệnh nhân nhiễm zona sinh dục tái phát ngay sau đợt điều trị đầu tiên, trở thành một dấu hiệu của sự suy giảm miễn dịch. Trong giai đoạn HIV tiến triển, các tổn thương trên da thường gặp hơn, các tổn thương mạn tính cũng như sự lan rộng xuất hiện với tần suất cao hơn. Các biểu hiện khác thường thấy ở bệnh nhân HIV giai đoạn cuối bao gồm các vết loét, tróc vảy hoặc hoại tử thường xuất hiện với một vài ban đỏ xung quanh và các vết loét, tình trạng này có thể kéo dài khoang vài tháng. Virus cũng có thể ảnh hưởng đến mắt, cụ thể là dây thần kinh sinh ba dẫn đến viêm kết mạc, viêm giác mạc và viêm màng bồ đào. Những trường hợp này cần điều trị sớm để ngăn ngừa di chứng lâu dài. Viêm dây thần kinh thường xảy ra ở bệnh nhân HIV hơn những bệnh nhân có hệ miễn dịch bình thường khác. Nhiễm zona thường được chẩn đoán lâm sàng nhưng không thể phân biệt được thủy đậu và zona ở những trường hợp bệnh lan rộng. Mặc dù xét nghiệm tế bào học (vết Tzanck), sự thay đổi về mô học và quan sá dưới kinshhieern vi là như nhau thì thử nghiệm kháng thể lưu huỳnh và cấy que thử có thể giúp xác định chính xác. Điều trị zona đơn thuần có thể dùng acyclovir đường uống 800mg mỗi lần/ngày cho đến khi tổn thương lành hẳn, song song đó cần theo dõi tiến triển bệnh. Trong những trường hợp bệnh tiến triển phức tạp hoặc thủy đậu lan rộng, các thể zoster khác kèm HIV tiến triển nặng cần tiêm acyclovir tĩnh mạch cho sinh khả dụng cao hơn: liều 10mg/kg/ 8 giờ dùng trong 7 ngày. Kháng acyclovir phổ biến ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch nặng và điều trị acyclovir kéo dàu, forcarnet 40mg/kg/8 giờ có thể hiểu quả trong trường hợp này. Nhiễm zona có thể tiến triển sau vài tháng sau khi điều trị bằng thuốc kháng retrovirrus ở những bệnh nhân suy giảm miễn dịch nặng, thường là khi số lượng CD4 tăng lên 300-500 tế bào/mm3.