CÁC BỆNH LÝ VỀ DA TRẦM TRỌNG HƠN Ở BỆNH NHÂN BÉO PHÌ (Phần I)
Các bệnh lý về da bị trầm trọng hơn nhưng không do bệnh béo phì trực tiếp gây ra bao gồm phù bạch huyết, suy tĩnh mạch mạn tính, dày sừng lòng bàn chân, cellulite, nhiễm trùng, vẩy nến, đề kháng insulin, viêm tuyến mồ hôi có mủ, bệnh gút kết hòn.
Phù bạch huyết
Ở bệnh nhân béo phì, phù bạch huyết là kết quả của các trở lực tác động đến lưu lượng bạch huyết. Ở các bệnh nhân này, phù bạch huyết có biểu hiện lâm sàng ban đầu là phù mềm, bọng nước thường hay xuất hiện ở chân và lan rộng ra những khu vực xung quanh (hình 1). Theo thời gian, sự tích tụ thêm chất lỏng, giảm áp oxy và chức năng của đại thực bào sẽ dẫn đến xơ hóa và viêm mạn tính. Khi oxy mô giảm, phù bạch huyết tạo điều kiện cho sự phát triển của vi sinh vật.
Hình 1. Phù bạch huyết ở phần bụng dưới ở bệnh nhân béo phì trầm trọng |
Bệnh nhân có thể bị nhiễm trùng lặp đi lặp lại nhiều lần dẫn đến hình thành sẹo và trở ngại cho dòng chảy bạch huyết dẫn đến vòng xoáy bệnh lý. Phù bạch huyết mạn tính có thể dẫn đến chứng chân voi vẩy nến được xác nhận bởi tình trạng tăng bạch cầu và papillomatosis (một tình trạng bề mặt da tăng nếp gấp bất thường) ở biểu bì ăn vào trung bì đến mô dưới da. Ở giai đoạn cuối, các hiện tượng có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào bị ảnh hưởng bởi hạch bạch huyết, bao gồm cả phần thân dưới và phần bụng của bệnh nhân béo phì. Một biến chứng nguy hiểm hơn của phù bạch huyết là sự phát triển của các khối u mạch máu ác tính. Đã có báo cáo về các u mạch máu ác tính ở thành bụng do biến chứng của phù bạch huyết ở bệnh nhân béo phì. Điều trị phù bạch huyết thường hướng tới việc giảm thể tích và trọng lượng của thân mình và phòng ngừa nhiễm trùng. Điều trị bao gồm giảm cân, chăm sóc da, mang vớ hoặc sử dụng các thiết bị. Liệu pháp điều trị phù bạch huyết không xâm lấn bao gồm các liệu pháp vật lý, làm thoát dịch và băng bó bằng gạc cho thấy hiệu quả trong việc chăm sóc làn da phù bạch huyết.
Suy tĩnh mạch mạn tính
Béo phì là một yếu tố nguy cơ được công nhận là có liên quan đến sự phát triển của bệnh suy tĩnh mạch mạn tính. Nhiều nghiên cứu đã ghi nhận sự liên quan này xảy ra ở cả nam giới và phụ nữ. Áp lực ổ bụng tăng ở bệnh nhân béo phì gây ra một lực cản cho máu quay về động mạch từ các tĩnh mạch chi dưới dẫn đến sự dãn nở tĩnh mạch; tuy nhiên mối quan hệ giữa chứng béo phì và suy tĩnh mạch vẫn còn đang được nghiên cứu sâu hơn.
Do sự gia tăng của áp suất thủy tĩnh, các thành phần của huyết tương có thể bị rò rỉ ra ngoài thành mô. Các tế bào hồng cầu thoát ra từ tĩnh mạch có chứa hemoglobin, chất này sẽ lắng đọng ở trung bì và kích hoạt phản ứng viêm kèm ban đỏ và nóng. Sưng phù và đốm nâu là những biểu hiện điển hình trên lâm sàng. Viêm da ứ đọng là kết quả của sự kích thích sợi thần kinh bề mặt do tăng áp suất và các sản phẩm của quá trình trao đổi chất do tăng pH. Xơ vữa động mạch và loét tĩnh mạch có thể làm phức tạp sự suy giảm tĩnh mạch mạn tính. Viêm xơ vữa động mạch có biểu hiện lâm sàng như lông rậm rạp, da sần sùi ở trung bì và hạ bì. Chân là vị trí thường xảy ra hiện tượng này; tuy nhiên bụng cũng có thể xuất hiện ở những bệnh nhân béo phì. Các vết loét tĩnh mạch được tìm thấy nhiều nhất dọc theo phần mở rộng giữa cơ bắp chân và mắt cá chân trong dọc theo tĩnh mạch lớn ở chân. Chúng chiếm khoảng 70% các vết loét ở chi dưới. Những người thừa cân có nguy cơ loét cao hơn người bình thường. Cảm giác ngứa và đau nóng là những triệu chứng thường gặp trong bệnh suy giảm tĩnh mạch nhẹ đến trung bình, không liên quan đến BMI. Điều trị bao gồm tạo lực nén và mang vớ. Trong những trường hợp bị loét, cần phải sử dụng phương pháp phẫu thuật cắt bỏ các mô mầm bệnh cùng với các vết bẩn để thúc đẩy sự tự loại bỏ. Pentoxifilline (800mg 3 lần/ngày) cũng có thể làm chất bổ sung hiệu quả trong biện pháp dùng lực nén. Ngứa và viêm kết hợp với sắc tố ứ đọng – kết quả của các tế bào hồng cầu thoát ra mô kẻ có thể được điều trị bằng corticoid.
Dày sừng lòng bàn chân
Dày sừng ở bệnh nhân béo phì được Garcia-Hidalgo và các cộng sự mô tả lần đầu tiên vào năm 1999. Bệnh dày sừng hình móng ngựa ở phía sau là tình trạng xuất hiện phổ biến ở những người có trọng lượng trên 176% so với trọng lượng bình thường. Những bệnh nhân béo phì có áp lực đặt lên lòng bàn chân cao trong quá trình đi bộ, đứng và lòng bàn chân cũng bị nở rộng. Ngoài ra, sự chuyển trọng lượng bất thường trong quá trình đi bộ cũng làm thay đổi sự liên kết của bàn chân, gây áp lực lên phần khung xương bên dưới. Dày sừng lòng bàn chân tiến triển được xem như là một phản ứng sinh lý bình thường đối với những chấn thương cơ học. Loại bỏ áp lực gia tăng bằng cách giảm cân là điều trị được đề nghị ban đầu. Tấm lót bảo vệ có thể làm giảm triệu chứng trong khi giảm cân.
Cellulite
Cellulite xảy ra chủ yếu ở phụ nữ ở những khu vực đùi, mông, vùng chậu và vùng bụng. Tình trạng này đặc trưng bởi da bị lõm vào và những thay đổi khác về hình thái của da được gọi là “vỏ cam”. Cellulite là kết quả của sự thay đổi trong biểu bì và trung bì bởi sự biến động trong mô mỡ phía dưới. Mặc dù cellulite cũng thường gặp ở những bệnh nhân khỏe mạnh, không bị béo phì nhưng tình trạng béo phì cũng làm cho bệnh này trầm trọng hơn. Hiện nay chưa có điều trị hiệu quả cho tình trạng cellulite này. Các bác sĩ đã báo cáo một số thành công khi sử dụng retinoid tại chỗ, mat-xa và aminophyline. Mặc dù giảm cân có thể làm giảm biểu hiện của cellulite ở một số bệnh nhân, nhưng không hiệu quả lắm.
Nhiễm trùng da
Béo phì làm tăng tỷ lệ nhiễm trùng da, bao gồm candida, chốc mép, candida nang lông, bệnh nhọt (furunculosis), ban đỏ, nấm da và viêm nang lông. Những trường hợp nhiễm trùng ít gặp hơn bao gồm viêm quầng (erysipelas), viêm mô bào (cellulitis), viêm cân mạc hoại tử (necrotizing fasciitis), hoạt thư sinh hơi (gas gangrene). Mặc dù không có biến chứng về tình trạng viêm nào đặc trưng cho bệnh nhân béo phì nhưng các nghiên cứu trước đây đã ghi nhận tỷ lệ mắc trong quần thể này tăng và cũng có sự ảnh hưởng lên biểu hiện lâm sàng. Nhận thức cao về những bệnh nhiễm trùng này giúp chẩn đoán và điều trị sớm ở những quần thể có nguy cơ cao.
Chốc mép (intertrigo)
Mặc dù chốc mép ko phải là một bệnh nhiễm trùng thường gặp, bệnh này cũng xuất hiện những sang thương tròn, phẳng chứa nấm và vi khuẩn bên trong. Các mảng da đó thường xuất hiện trong các nếp gấp da như những khu vực có nếp nhăn, núm vú, nách và bụng, chủ yếu là do ma sát và độ ẩm ở khu vực đó. Có một sự liên quan tuyến tính giữa mức độ nghiêm trọng của bệnh béo phì và chốc mép. Trong một nghiên cứu đánh giá bệnh chốc mép ở bệnh nhân tiểu đường, thấy pH làn da cao hơn ở những phụ nữ có BMI cao hơn 25 trong khi những người có BMI dưới 25 lại có pH thấp hơn. Candida xâm nhập đầu tiên vào da dưới dạng hyphal nên sinh trưởng tốt trong pH kiềm. Vì pH ảnh hưởng đến dạng Candida nên nó cũng ảnh hưởng đến việc phát triển bệnh ở những vùng khác nhau. Natri hydroxid có thể giúp chuẩn đoán tình trạng này, ngoài ra có những dấu hiệu khác như tình trạng mụn viêm. Các loại Candida có thể xuất hiện độc lập ở các trường hợp chốc mép ở những vị trí khác nhau.
Các loại steroid hoạt lực từ thấp đến trung bình được bào chế trong các loại kem pH thấp được sử dụng để điều trị tình trạng này. Sử dụng các chất tẩy rửa có pH thấp được khuyến cáo sử dụng thay thế cho các loại xà phòng có tính kiềm. Sử dụng thuốc mỡ chứa tacrolimus 0,1% mỗi ngày 2 lần cho hiệu quả và được chứng minh có thể điều trị lâu dài do không thấy trường hợp da bị teo khi sử dụng. Nhiễm trùng candida được điều trị bằng thuốc kháng nấm tại chỗ. Có thể cần phải điều trị bằng thuốc kháng nấm toàn thân ở một số bệnh nhân. Fluconazole đường uống có thể hiệu quả và được sử dụng trong những trường hợp đề kháng với dùng tại chỗ. Nhiễm trùng da cũng có thể gây tình trạng chốc mép ở một số nhóm dân. Các thuốc kháng nấm được đề nghị cho những trường hợp xảy ra ở móng và terbinafine được chứng minh là hiệu quả hơn itraconazole và fluconazole. Các thuốc chống nấm tại chỗ là điều trị đầu tay trong những trường hợp nhiễm trùng da không liên quan đến móng.