CÁC HOẠT CHẤT THƯỜNG DÙNG TRONG THAY DA HÓA HỌC

Thay da hóa học là một phương pháp sử dụng các hoạt chất hóa học để phá hủy lớp da hư hỏng bên ngoài và đẩy nhanh quá trình sửa chữa mô da. Bằng cách này, nhiều vấn đề về da như lão hóa, nếp nhăn, các vết sẹo, loạn dưỡng da,…được cải thiện rõ rệt. Dưới đây là các hoạt chất thường được sử dụng trong thay da hóa học:

Acid glycolic

 

Acid glycolic là một alpha hydroxy acid, tan trong cồn, có nguồn gốc từ trái cây và đường lactoza. Acid glycolic hoạt động làm mỏng lớp sừng, thúc đẩy quá trình bong tróc biểu bì và phân bố melanin trong lớp nền. Nó tăng acid hyaluronic ở da và collagen biểu hiện gen bằng cách tăng bài tiết IL-6. Thay da với acid glycolic được chống chỉ định trong viêm da tiếp xúc, phụ nữ mang thai và những bệnh nhân quá mẫn với glycolat. Về tác dụng phụ, chẳng hạn như tăng sắc tố tạm thời hoặc kích ứng, thường không đáng kể. Một số nghiên cứu cho thấy mức độ tổn thương da với acid glycolic tăng theo liều và theo thời gian tiếp xúc. Acid ở nồng độ cao hơn (70%) tạo ra nhiều tổn thương mô hơn acid ở nồng độ thấp (50%). Sự gia tăng tính thấm qua màng tế bào được quan sát khi pH giảm, điều này có thể giải thích được hiệu quả của acid glycolic trong điều trị các vấn đề về da.

Dung dịch Jessner

Đây là một công thức được tạo bởi bác sĩ Max Jessner, gồm sự kết hợp của acid salicylic, recorcinol và acid lactic trong 95% cồn là một chất thay da bề mặt tuyệt vời. Resorcinol có cấu trúc hóa học tương tự phenol, nó phá vỡ liên kết hydro của keratin và tăng cường sự thâm nhập của các chất khác. Acid lactic là một alpha hydroxy acid gây ra sự tách rời các corneocyte và tiếp theo là sự bong tróc các tế bào sừng. Giống như các chất thay da khác, thay da với Jessner được dung nạp tốt. Chống chỉ định chung bao gồm: quá trình viêm đang tiến triển, viêm da do tiếp xúc hoặc nhiễm trùng tại khu vực cần điều trị, liệu pháp isotretinoin trong vòng 6 tháng, trì hoãn hoặc bất thường trong làm lành vết thương. Viêm da tiếp xúc dị ứng và phản ứng dị ứng toàn thân với resorcinol rất hiếm và cần được cân nhắc là chống chỉ định tuyệt đối.

Acid pyruvic

Acid pyruvic là một acid alpha ketoic và một tác nhân thay da hiệu quả. Nó có tính chất tiêu sừng, kháng khuẩn và giảm tiết bã nhờn cũng như đặc tính kích thích sản xuất collagen và hình thành sợi elastin. Việc sử dụng acid pyruvic 40-70% đã được đề xuất để điều trị sẹo mụn trung bình. Tác dụng phụ bao gồm việc bong tróc, đóng vỏ cứng ở các khu vực da mỏng hơn, da rất căng và cảm giác nóng bỏng trong quá trình điều trị. Acid pyruvic có vị đắng và kích ứng niêm mạc đường hô hấp trên, nên khuyến khích đảm bảo thông gió trong suốt quá trình sử dụng.

Acid salicylic

Acid salicylic là một beta hydroxy acid, loại bỏ các lipid nội bào có liên kết cộng hóa trị với lớp vỏ bao xung quanh tế bào biểu mô. Nồng độ hiệu quả trong sẹo mụn là 30% trong nhiều lần, khoảng 3-5 lần mỗi 3-4 tuần. Tác dụng phụ của việc thay da với acid salicylic là nhẹ và tạm thời. Chúng bao gồm đỏ da và khô da. Tăng sắc tố sau viêm hoặc sẹo rất hiếm và vì lí do này nó được sử dụng để điều trị da sẫm màu. Thở dốc, ù tai, mất thính giác, chóng mặt, đau bụng và các triệu chứng lo lắng liên quan đến thần kinh trung ương được coi là ngộ độc salicylic. Điều này đã được quan sát với acid salicylic 20% được áp dụng cho 50% bề mặt cơ thể.

Acid trichloroacetic

Việc sử dụng acid trichloroacetic (TCA) như một tác nhân thay da đầu tiên được mô tả bởi P.G. Unna, một bác sĩ da liễu người Đức, năm 1882. TCA áp dụng lên da gây ra sự biến đổi protein, gọi là quá trình đông tụ keratin. Với mục đích thay da hóa học, nó được trộn với 100ml nước cất để tạo ra nồng độ mong muốn. Mức độ thâm nhập và tổn thương mô bằng dung dịch TCA phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm tỷ lệ phần trăm TCA được sử dụng, vị trí giải phẫu và khâu chuẩn bị da. Lựa chọn dung dịch TCA nồng độ thích hợp rất quan trọng khi thực hiện thay da. TCA với nồng độ 10-20% thay da bề mặt rất nhẹ và không có sự xâm nhập vào lớp hạt sâu hơn; nồng độ 25-35% thay da bề mặt nhẹ với sự khuếch tán bao phủ toàn bộ bề dày lớp biểu bì; 40-50% có thể gây thương tổn cho lớp trung bì nhú; và cuối cùng, nồng độ trên 50% gây thương tổn kéo dài đến lớp trung bì sâu. Thật không may là việc sử dụng TCA trên 35% có thể tạo ra những kết quả không thể đoán trước được như sẹo. Do đó, thay da hóa học ở độ sâu trung bình nên được kết hợp với TCA 35%. Cần tránh sử dụng TCA ở nồng độ lớn hơn 35%. Khi thực hiện đúng cách, thay da bằng TCA có thể là một trong những giải pháp tốt nhất để điều trị sẹo mụn, nhưng không được chỉ định với làn da tối màu vì có nguy cơ tăng sắc tố.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sen Spa