Điều trị nám da (phần 2)

LASER

Melanin là chất hấp thu ánh sáng ở một dải gồm nhiều bước sóng khác nhau từ 250 nm đến 1200 nm nên bất cứ loại laser nào có đủ năng lượng gây ra thoái biến nhiệt đều có thể dùng để loại bỏ các tổn thương sắc tố.

Laser Q-Switched (Q-Switched Nd:YAG, Q-Switched Ruby, Q-Switched Alexandrite laser) có thời gian xung ở khoảng nano giây nên có để tác động đến mục tiêu là melanin.

 Q-Switched Nd:YAG

Laser Q-Switched Nd:YAG bước sóng 1064 nm được hấp thu tốt bởi melanin và có bước sóng dài nên hạn chế gây tổn thương lớp biểu bì cũng như không bị hấp thu bởi hemoglobin. Tia laser đi sâu vào làn da cũng giúp tác động đến các melanin ở lớp trung bì. Liều thấp laser Q-Switched Nd:YAG tác động đến các túi sắc tố, phá vỡ và giải phóng melanin vào tế bào chất. Hiệu ứng này có tính chọn lọc cao đối với túi sắc tố (melanosome) vì bước sóng này được hấp thu tốt bởi melanin hơn so với các cấu trúc khác. Các tác động cũng sẽ gây kích thích sản sinh collagen ở lớp hạ bì, giúp da sáng hơn và săn chắc hơn.

Q-Switched Nd:YAG laser được sử dụng rộng rãi nhất trong các loại laser khác đối với việc điều trị nám. Các nghiên cứu khác được thực hiện với laser này được tóm tắt trong Bảng 1. Với cường độ 5J/cm2, spot size 6 mm và tần số 10 Hz. Số lần điều trị thay đổi từ 5 đến 10 lần trong khoảng thời gian 1 tuần.

Trong một thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên được thực hiện bởi Wattanakrai và cộng sự, 22 bệnh nhân bị nám ơ trung bì và hỗn hợp được điều trị với cùng một loại laser ở liều 3,0-3,8 J/cm2 trong 5 lần với khoảng cách 1 tuần. Điều trị kết hợp với hydroquinone 2% và so sánh với điều trị riêng lẻ chỉ hydroquinone 2%. Quan sát thấy 92,5% cải thiện đáng kể so với nhóm đối chứng. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này, 13,6% bệnh nhân xuất hiện các đốm sắc tố trong quá trình theo dõi. Ngoài ra, 18% bệnh nhân bị tăng sắc tố dội ngược và hầu hết các bệnh nhân đều tái phát.

Zhou và các đồng nghiệp đã điều trị 50 bệnh nhân nám với laser QS Nd:YAG 1064 nm ở mức năng lượng thấp (tần số 2,5-3,4 J/cm2) mỗi tuần cho 9 lần và thấy cải thiện 35,8% so với ban đầu. Các tác giả cũng đã nghiên cứu các yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến kết quả của hiệu quả điều trị.

Jeong và các cộng sự so sánh hiệu quả lâm sàng và tác dụng phụ của laser QS Nd:YAG 1064 nm khi thực hiện trước và sau khi điều trị với kem TCC sử dụng đối chiếu 2 bên mặt. Laser được dùng với độ rộng xung 5-7 ns, spot size 7mm và cường độ 1,6-2,0 J/cm2. Mỗi tuần thực hiện một lần, trong vòng 8 tuần. Dùng laser so sánh với sử dụng TCC trước và sau điều trị. Các chuyên gia đã nhận thấy sử dụng TCC trước khi dùng laser hiệu quả hơn vì làm giảm sản sinh melanin trước khi dùng laser, do đó giảm tỷ lệ tăng sắc tố sau viêm và nám được cải thiện hơn. Nếu TCC được dùng sau laser, melanin được sản xuất đầy đủ, do đó tăng cơ hội bị tăng sắc tố sau viêm và làm chậm cải thiện. Chính vì vậy, các tác giả đề nghị điều trị tăng sắc tố trước ít nhất 8 tuần trước khi dùng laser.

Kỹ thuật này được sử dụng trong các nghiên cứu trên gần đây được gọi là “laser toning” và ngày càng trở nên phổ biến hơn. Laser toning được sử dụng rộng rãi ở các nước châu Á để làm trẻ hóa da và nám da. Laser toning có các spotsize lớn (6-8mm), cường độ thấp (1,6-3,5 J/cm2), liệu trình điều trị được thực hiện mỗi 1-2 tuần trong vài tuần. Mặc dù trong vài nghiên cứu cho kỹ thuật này hiệu quả nhưng vẫn có những trường hợp xuất hiện những đốm mất sắc tố khi điều trị. Chan và các đồng sự điều trị trên 5 bệnh nhân Trung Quốc bị nám với laser toning. Tuy nhiên, không có sự cải thiện đáng kể về nám mà còn gây mất sắc tố. Cơ chế gây ra tình trạng này có thể là do cường độ sử dụng cao gây nên độc tính tức thì phá hủy tế bào sinh sắc tố, ngưỡng tác dụng phụ phụ thuộc vào loại sắc tố da, loại laser và năng lượng phát ra. Một số các tác dụng phụ khác được đề cập trong tài liệu bao gồm tăng sắc tố dội ngược, mề đay, mụn trứng cá và nguy cơ nhiễm virus herpes. Sự tăng sắc tố dội ngược có thể là do tiếp xúc lại với ánh nắng mặt trời kích thích tổng hợp melanin bù trừ ở một số khu vực.

Gây trắng lông cũng có thể xảy ra do nang tóc cũng chứa sắc tố. Anderson và các cộng sự tiến hành một nghiên cứu trên da lợn mô phỏng để kiểm tra các ảnh hưởng của hiệu ứng quang nhiệt học chọn lọc khi dùng laser QS Nd:YAG sau khi dùng xung đơn ở bước sóng 1064nm, 532 nm và 355nm. Họ nhận thấy rằng chỉ ở bước sóng 532nm và 1064 là đạt ngưỡng, trên ngưỡng sẽ dễ dẫn đến bạch biến. Nếu dùng cường độ dưới ngưỡng, các bước sóng sẽ không giúp giảm sắc tố mà còn đẩy nhanh sự phát triển của sắc tố. Để tránh những tác dụng phụ nghiêm trong do quá nhiều lần (>6-10) hoặc quá thường xuyên (mỗi tuần). Mất sắc tố cũng cần được xem xét sau mỗi liệu trình và nên ngưng khi tình trạng này xảy ra.

Một vài nghiên cứu đã được thực hiện để đánh giá sự an toàn của laser và ảnh hưởng của chúng đến sự hình thành khối u. Chan và các cộng sự đã nghiên cứu hiệu quả của các phương pháp điều trị lặp lại với laser năng lượng cao và tiếp xúc với IPL trên động vật và phát hiện thấy sự tăng biểu hiện của p16 và nhiều sự phá hủy DNA xuất hiện trong nhân tế bào. Trong một nghiên cứu invitro khác về sự ảnh hưởng của QS-sublethal laser 755nm lên sự biểu hiện của p16 INK4a trong tế bào da bị nám, họ nhận thấy rằng sử dụng laser này có thể làm tăng sự phá hủy DNA dẫn đến tăng sự biểu hiện của p16.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sen Spa