DINH DƯỠNG VÀ TRỊ LIỆU TỪ CÁC THÀNH PHẦN THỰC VẬT
Giới thiệu
Những nghiên cứu khoa học và kiến thức về y học đã thay đổi nhiều quan niệm của con người về thực phẩm, dinh dưỡng, dược phẩm và phương pháp chăm sóc sức khỏe. Hầu hết các vấn đề sức khỏe của con người ngày nay bắt nguồn từ chế độ ăn uống. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo nên ăn nhiều trái cây và rau quả, nguồn cung cấp các hoạt chất dinh dưỡng thực vật (phytonutrition) dồi dào.
Liệu pháp dinh dưỡng thực vật (phytotherapy) được biết đến như một phương pháp chữa bệnh mới, phát triển nhanh chóng. Con người dần nhận ra các thành phần dinh dưỡng thực vật có hoạt tính sinh học tích cực đối với cơ thể con người, tăng cường sức khỏe tổng thể, ngăn ngừa bệnh tật, làm giảm tác dụng phụ của dược phẩm, hóa trị, xạ trị.
Theo thống kê, 2/3 người Mỹ thường xuyên sử dụng các thực phẩm chức năng có nguồn gốc thực vật với mục đích bảo vệ sức khỏe. Việc sản xuất và tiếp thị thực phẩm chức năng từ thực vật phát triển nhanh chóng. Giới chức năng lo ngại về việc kiểm soát chất lượng, độ an toàn và hiệu quả của sản phẩm. Các thông tin về tác dụng thực sự của dinh dưỡng trên internet, TV, các ấn phẩm, tài liệu marketing thực sự chưa được kiểm soát đúng mức. Bài viết sau đây, giúp mọi người có cái nhìn tổng quan hơn về phytotherapy và phytonutrition.
Thực phẩm thực vật, dược phẩm và những sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên
Giới thực vật cung cấp nguồn dinh dưỡng, hoạt chất sinh học vô cùng phong phú cho con người bao gồm: màu tự nhiên, dược phẩm, nguyên liệu cho các ngành công nghiệp, hương liệu,…Ngũ cốc, trái cây, rau quả là nguồn cung cấp dinh dưỡng như carbohydrate, protein, vitamin, khoáng chất không thể thiếu cho con người. Thực phẩm từ động vật mặc dù rất giàu đạm và năng lượng nhưng lại chứa nhiều thành phần ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe con người như cholesterol, hormone và chất tăng trưởng tồn dư. Ngay cả cá là nguồn omega-3 được ưa chuộn nhưng vẫn chứa nhiều nguy cơ tích tụ độc tố môi trường, kim loại nặng, đặc biệt là thủy ngân. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, chỉ riêng việc thay đổi lối sống và chế độ ăn từ chủ yếu là động vật sang chủ yếu là thực vật giúp cải thiện sức khỏe tổng thể của những bệnh nhân ung thư tiền liệt tuyến. Các nhà khoa học còn cho rằng thực phẩm đóng vai trò quan trọng trong cơ chế bật tắc các biểu hiện gen.
Thực phẩm không chỉ có vai trò cung cấp năng lượng mà còn có dược tính chữa bệnh. Từ thời xưa, con người đã biết ứng dụng thảo dược để chửa bệnh và kéo dài tuổi thọ. Nền y học truyền thống hàng ngàn năm trước đến nay vẫn giữ được giá trị. Những thành phần dược tính quan trọng sử dụng trong xạ trị được chiết xuất từ thiên nhiên (thay vì tổng hợp) như aspirin từ salicin, vinblastine/vincristine từ cây dừa cạn, thuốc chống ung thư paclitaxel từ cây thông đỏ, thuốc trị ung thư từ cây ngải cứu, thuốc điều trị ung thư buồng trứng topotecan được tổng hợp từ thành phần podophyllotoxin từ cây khoai ma mỹ. thuốc đối kháng acetycholine cà độc dược. Các quốc gia phương Tây dần dần nhận ra vai trò chữa bệnh và hiệu quả của nền y học cổ truyền Trung Quốc. Nhiều cơ sở đã tiến hành tự trồng và thu hoạch dược liệu phục vụ cho công tác chữa bệnh.
Các khái niệm
Do sự xuất hiện rất lâu của nền y học cổ truyền nên khái niêm phytonutrition và phytotherapy được hiểu theo những nghĩa khác nhau ở những khu vực khác nhau và gây ra khá nhiều hiểu lầm. Ví dụ: thảo dược, thuốc thảo dược, dược phẩm có nguồn gốc thực vật, dược liệu, thành phần hoạt tính từ thực vật gần như đều mang cùng một ý nghĩa. thảo dược, thuốc thảo dược, dược phẩm có nguồn gốc thực vật hàm ý chỉ cây thuốc, một bộ phận của cây thuốc, hoặc chiết xuất từ cây có thể sử dụng trong việc chữa trị và phục hồi sức khỏe. Tuy nhiên, việc sử dụng dược liệu chứa nhiều thành phần hoạt tính khiến cho hiệu quả và tác dụng của từng thành phần khó được nghiên cứu tách biệt. Những quy trình nghiên cứu không thể thực hiện theo tiêu chuẩn của nền y học hiện đại nên những chứng cứ lâm sàng quy mô về các loại thảo dược trên vẫn còn rất hạn chế.
Phytonutritient chỉ các sản phẩm chiết xuất tự nhiên từ thực vật, bao gồm cả các loại cây lương thực có hoạt tính sinh học. Không giống như khái niệm phytochemical chỉ các thành phần hoạt tính chiết xuất từ thực vật không quan trọng tác dụng sinh học đối với cơ thể của dịch chiết, khái niệm phytomedicine (thuốc có nguồn gốc thực vật) chỉ những sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên và có hoạt tính sinh học và có tiềm năng bào chế thành thuốc. Phytonutrient chỉ những thành phần dinh dưỡng trong cây bao gồm cả vitamin, protein, lipid và cả những thành phần chuyển hóa sơ cấp, thứ cấp có tác dụng có lợi đối với sức khỏe.
Hãy xem thực phẩm như thuốc chính là lời cảnh tỉnh từ rất lâu đời của Hypocrate. Những hiểu biết của con người về thực vật tạo điều kiện cho sự phát triển của ngành dược phẩm, dinh dưỡng, nhằm đem lại tác động tối ưu đối với sức khỏe con người.
Dinh dưỡng từ thực vật giữ vai trò tích cực đối với sức khỏe, hình thái, hệ miễn dịch của con người. Dinh dưỡng từ thực vật đóng vai trò chủ lực trong các liệu pháp chữa bệnh tự nhiên, ít gây ra tác dụng phụ mà lại có tính kinh tế. Liệu pháp tự nhiên từ thực vật (phytotherapy) giữ vị trí lâu đời trong nền y học cổ truyền của thế giới, các bác sĩ xưa và nay sử dụng cả cây hoặc chiết xuất từ cây để cải thiện, phòng ngừa và điều trị bệnh. Hầu hết các phytotherapy bắt nguồn từ các phương thuốc từ dược liệu (herbal therapy) nhưng phytotherapy dựa trên nền tảng rộng hơn bao gồm cả hóa học, dinh dưỡng và dược học và phải được kiểm chứng lâm sàng theo đúng quy chuẩn. Dinh dưỡng từ thực vật (phytonutrition) không ngừng được cải thiện về tính an toàn, sinh khả dụng và chất lượng cũng như quản lý chất lượng.
Những chất chuyển hóa sơ cấp của thực vật như: acid amin thiết yếu, acid béo thiết yếu, carbohydrate và các chất chuyển hóa thứ cấp như terpenoids, phenolics, alkaloids có tác dụng tích cực đối với cơ thể người nếu biết sử dụng đúng cách. Chúng còn được sử dụng như chất phụ gia, tạo màu, tạo mùi. Quá trình khám phá ra những thành phần dinh dưỡng mới cùng với hoạt tính của hoạt chất giúp tạo điều kiện phát triển liệu pháp phytotherapy ngày càng mạnh mẽ.