LỢI ÍCH CỦA PHYTONUTRITIENT VÀ PHYTOTHERAPY
Chất xơ
Chất xơ có tác dụng giảm mức cholesterol và nguy cơ bệnh tim mạch, duy trì cân nặng, đặc biệt có lợi cho người bệnh tiểu đường và béo phì. FDA lần đầu tiên phê duyệt chức năng của chất xơ như sau: chất xơ từ cám, lúa mì (giàu lượng chất xơ không hòa tan) có tác dụng làm giảm nguy cơ ung thư vú và ung thư đại tràng. Psyllium và yến mạch, lúa mạch (giàu lượng chất xơ hòa tan, beta-glucan) có tác dụng làm giảm LDL và cholesterol, giảm nguy cơ tim mạch và ung thư.
Psillyum
Các hoạt chất phenolic và polyphenolic
Axit chlorogenic được bày bán trên thị trường với thương hiệu Svetol ở Na Uy và Anh. Thành phần này còn được sử dụng trong chế biến cà phê, kẹo cao su để giảm cân. Resveratrol trong rượu vang và các loại trái mọng có màu đỏ có khả năng chống ung thư, chống oxy hóa, chống huyết khối, chống viêm mạnh mẽ. Hydroxytyrosol từ trái olive và dầu olive là một chất chống oxy hóa mạnh. Curcumin từ củ nghệ có hiệu quả chống ung thư và chống viêm. Các ligan từ thực vật có nhiều hoạt tính sinh học như chống giảm phân, chống nấm, chống oxy hóa, và kháng virut. Ligan được giới khoa học quan tâm nhất là podophyllotoxin, có tiềm lực chống ung thư mạnh. Các dẫn chất của hoạt chất này được ứng dụng trong hóa trị do tác dụng tiêu diệt nhiều loại tế bào ung thư.
Secoisolariciresinol và matairesinol là 2 loại ligan đầu tiên được xác định. Ligan phổ biến nhất trong chế độ ăn là pinoresinol và và lariciresinol, chiếm khoảng 75% tất cả các ligan trong khẩu phần. Hạt lanh và vừng chứa nhiều ligan secoisolariciresinol diglucoside. Các loại thực phẩm khác như: ngũ cốc (lúa mạch đen, lúa mì,..), hạt bí ngô, đậu tương, bông cải xanh, đậu, các loại quả mọng cũng chứa một phần ligan.
Các flavonoid như anthocyanins, flavonols, isoflavones, proanthocyanidins là những chất chuyển hóa thứ cấp dồi dào từ thực vật. OPC (oligomeric proanthocyanidins) có nguồn gốc từ dịch chiết proanthocyanidin (chủ yếu từ hạt nho). OPC được công nhận với vai trò như một phytonutrition (chất dinh dưỡng thực vật) trong các phương pháp phytotherapy (liệu pháp chữa trị từ thực vật) do tính chống oxy hóa mạnh và chống lão hóa. OPC có khả năng làm chậm diễn tiến của bệnh Alzheimer. Proanthocyanidins có khả năng cải thiện sức khỏe đường niệu trước các triệu chứng viêm nhiễm. Mối tương quan tỷ lệ giữa giữa lượng flavonoid trong khẩu phần như myricetin, quercetin, và isoflavones làm giảm nguy cơ tử vong do đau thắt ngực, do làm giảm quá trình oxy hóa LDL và giảm kết tập tiểu cầu. Khẩu phần ăn người Hà Lan chứa lượng flavonoid khoảng 23 mg/ngày trong khi khẩu phần ăn người Mỹ chứa 170 mg/ngày.
Tiêu thụ 30-50mg/ ngày lượng isoflavon từ đậu nành (như thói quen của người phương Đông) làm giảm nguy cơ ung thư vú. Isoflavon là một loại estrogen thực vật. Genistein, daidzein và chất chuyển hóa của daidzein là equol được tạo ra nhờ hệ vi khuẩn đường ruột có tiềm năng chống oxy hóa mạnh mẽ. Một nghiên cứu ngẫu nhiên, mù đôi trên 30 phụ nữ tiền mãn kinh khỏe mạnh kéo dài 8 tuần. Một nhóm tiêu thụ các thanh ngũ cốc chứa 50 mg isoflavone đậu nành và nhóm placebo. Nhóm có dùng isoflavone có sự cải thiện chức năng lớp nội mạch.
Số lượng bệnh nhân ung thư vú tăng cao ở các nước phương Tây (cao hơn nhiều so với các quốc gia phương Đông). Nguyên nhân là do phụ nữ châu Á có thói quen ăn nhiều đậu hủ, rau xanh, ngũ cốc toàn phần. Đây là những thực phẩm chứa nhiều estrogen thực vật, ligan và chất xơ.
Terpenoid
Terpenoid thực vật là một nhóm phytonutritient quan trọng bao gồm tiền vitamin A, zeaxanthin, vitamin E, Coenzyme Q10, và monoterpene, sesquiterpene, diterpenoids. Coenzyme Q là một chất chống oxy hóa tan trong lipid và thường được bào chế khá phổ biến dưới dạng thực phẩm bổ sung. Các nghiên cứu dịch tể học cho thấy rõ rệt tác dụng tích cực đối với sức khỏe của việc tiêu thụ lycopene, b-carotene và lutein trong thực phẩm. Lycopene từ cà chua và các loại quả khác là một chất chống oxy hóa mạnh. Carotenoid ức chế sự phát triển của tế bào ung thư. B-carotene từ cà rốt, trái cây và rau quả khác có chất chống oxy hóa mạnh, trung hòa các gốc tự do (một trong những nguyên nhân chính của sự lão hóa và ung thư khác nhau). Monoterpene trong cam quýt , anh đào, bạc hà, và thảo mộc có khả năng chống ung thư, cũng như các tác dụng bảo vệ tim trên mô hình thực nghiệm. Sesquiterpene có tính kháng khuẩn mạnh, kháng virus, kháng nấm, và có hiệu quả diệt côn trùng, thường được ứng dụng để điều trị các căn bệnh có liên quan đến nhiễm trùng. Thujaplicins, một dẫn chất monoterpene có tính kháng nấm trên lâm sàng và được ứng dụng trong mỹ phẩm, bảo quản gỗ. Thành phần sesquiterpenes được đề cập đến nhiều nhất là artemisinin và các dẫn chất của nó. Có một số hoạt chất trong nhóm diterpen được ứng dụng bào chế thuốc ung thư như taxol và các dẫn chất. Stigmasterol, sitosterol, campesterol thuộc nhóm terpenoid có cấu trúc tương tự như cholesterol nên chúng có khả năng hạn chế sự hấp thu cholesterol qua đường tiêu hóa. FDA công bố rằng : thực phẩm có chứa 0.4 gram sterol thực vật cho mỗi phần ăn, 2 lần mỗi ngày là một trong những tiêu chuẩn của chế độ ăn ít chất béo bão hòa và cholesterol, có vai trò hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch.
Acid béo và chất béo
Chất béo chiếm khoảng 60% cấu trúc não bộ, đảm bảo tính toàn vẹn và chức năng bộ não. Các nghiên cứu lâm sàng cho thấy một chế độ ăn thiếu hụt các acid béo thiết yếu như alpha-linolenic acid (omega-3) và linoleic acid (omega-6) gây tổn hại sự phát triển và hiệu suất làm việc hệ thần kinh. Acid béo đóng vai trò quan trọng duy trì chức năng thần kinh, tâm trạng và hành vi. Các acid béo không bão hòa chuỗi dài như arachidonic acid, eicosapentaenoic acid (EPA), và decosahexaenoic acid có vai trò quan trọng trong chức năng của võng mạc và vùng thần kinh thị giác. Hạt lanh, dầu đậu nành , dầu canola, dầu olive, dầu hạt dướng dương, dầu thực vật, quả óc chó chứa nhiều omega-3, thành phần chống viêm hữu hiệu, đặc biệt đối với bệnh nhân tim mạch. Tỷ lệ omega-3/omega-6 thay đổi tùy loại thực phẩm. Các nghiên cứu lâm sàng đã chứng minh việc thay thế các acid béo bão hòa bằng oleic acid và omega-3 có lợi cho sức khỏe tim mạch, làm giảm cholesterol máu, giảm LDL-cholesterol và triglycerid.
Omega-3 có nhiều trong dầu cá
Acid amin thiết yếu
Có 8 loại acid amin thiết yếu do cơ thể động vật không thể tự tổng hợp được, cần phải được bổ sung từ thức ăn từ cả nguồn động vật và thực vật. Protein đóng vai trò cấu trúc và chức năng đối với cơ thể. Tryptophan có vai trò tổng hợp nên chất dẫn truyền thần kinh serotonin (có tác dụng làm êm dịu hệ thần kinh). Hạt lanh chứa nguồn serotonin dồi dào. Tyrosine cần thiết cho sự tổng hợp nên dopamine, norepinephrine và adrenaline, đảm bảo duy trì tâm trạng tích cực. Isoleucine cần thiết cho quá trình tổng hợp hemoglobin. Leucine cần thiết cho sức khỏe làn da, xương, làm lành vết thương, tổng hợp hormone. Lysine và valine cấu tạo nên protein cơ bắp, cũng như tổng hợp hormone. l-carathine cần thiết cho hoạt động bình thường của hệ thần kinh. Methionin giúp tổng hợp và ly giải chất béo, ức chế thoái hóa cơ bắp. Tất cả các acid amin trên có thể được tìm thấy trong thực phẩm nguồn gốc thực vật như : ngũ cốc, đậu nành, hạt lanh, quả hạch, đậu hà lan. Phenylalanine giúp tăng cường trí nhớ, điều hòa cơn thèm ăn và cơn trầm cảm. Ngoài ra, L-arginine đặc biệt quan trọng đối với sức khỏe của trẻ sơ sinh và phụ nữ mang thai. Glutamine được xem là một acid amin thiết yếu giúp cơ thể chống lại stress.
Phytoestrogen
Các phytoestrogen phổ biến
Phytoestrogens là nhóm chất chuyển hóa thứ cấp của thực vật có cấu trúc tương tự hormone estradiol và có tính đối kháng estrogen. Phytoestrogen có nhiều trong đậu nành, bắp cải, các loại hạt. Các phytonutrients như coumarins, prenylated flavonoids, and isoflavones đều có hoạt tính chống oxy hóa, đối kháng estrogen. Sự cân bằng nồng độ hormone estrogen được xem như một yếu tố cần thiết chống lại ung thư và ngăn ngừa lão hóa ở cả đàn ông và phụ nữ. Chúng giúp bảo vệ cơ thể trước nguy cơ bệnh tim mạch, ung thư, tiểu đường và ổn định lượng cholesterol máu. Các sản phẩm từ đậu nanh, bắp cải, súp lơ, bông cải xanh có khả năng cân bằng chuyển hóa estrogen. Nhiều nghiên cứu trên quy mô lớn cho thấy sự khác nhau khá lớn về mức độ ung thư vú ở phụ nữ phương Đông và phương Tây là do phụ nữ phương Đông ăn nhiều thực phẩm có nguồn gốc từ đậu, chất xơ, nhóm ligan, phytoestrogen isoflavonoid. Các nghiên cứu dịch tể học cũng chứng minh rằng l-arginine, axit chlorogenic, tỏi, hành tây, chè, đậu tương, gừng, táo gai, và dầu cá có tác dụng phòng ngừa và điều trị bệnh cao huyết áp.