NƯỚC CHANH CÓ THỂ ĐIỀU TRỊ SẸO MỤN? (PHẦN 1)
Nước chanh được biết là một phương pháp điều trị hoàn toàn tự nhiên, đơn giản và rẻ tiền trong mụn trứng cá và sẹo mụn. Tuy nhiên, cơ chế hoạt động của nó trên da như thế nào? Trước khi sử dụng nước chanh để điều trị các vấn đề về da, chúng ta hãy tìm hiểu xem khoa học nói gì về điều này!
Không có bằng chứng về nước chanh làm sạch mụn trứng cá
Theo truyền thống, nước chanh đã được sử dụng như một phương pháp điều trị mụn trứng cá trong y học dựa trên thảo dược. Và rất nhiều blog làm đẹp, tạp chí và các công thức chăm sóc da DIY lấy cảm hứng từ thành phần thiên nhiên này, chúng tiếp tục phát huy những lợi ích của nước chanh đối với mụn trứng cá và sẹo mụn.
Nhưng không có bằng chứng nào có thể tìm thấy hỗ trợ cho ý tưởng rằng nước chanh làm sạch mụn nhọt hoặc sẹo.
Nước chanh có đặc tính làm se và kháng khuẩn
Nước chanh có những đặc tính khiến nó được biết là một phương pháp chăm sóc da tốt. Với tính làm se nhẹ, nó có thể giúp giảm dầu.
Nó cũng có đặc tính kháng khuẩn, chủ yếu là do tạo ra một môi trường acid. Tuy nhiên, chỉ có đặc tính này thì không đủ để loại bỏ mụn trứng cá.
Nước chanh có tính acid cao
Da người có tính acid nhẹ tự nhiên, với độ pH từ 4,5 đến 5,5. Nước chanh là một acid mạnh hơn nhiều, với độ pH khoảng 2.
Với mỗi bước giảm trong thang độ pH, độ acid tăng thêm 10. Vì vậy, nước chanh thực sự có tính acid cao gấp 100 lần so với da.
Nước chanh có thể gây kích ứng da khi sử dụng tại chỗ
Nước chanh sẽ châm chích khi thoa nó lên mụn. Vì độ pH của nước chanh thấp, nó có thể gây bỏng hóa học. Ngay cả khi nó không làm bỏng da, vẫn có thể gây viêm da tiếp xúc, phát ban và ngứa phát triển khi da tiếp xúc với chất kích thích. Nước chanh tự nhiên không đảm bảo rằng nó an toàn cho da.
Gây bỏng nặng khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời
Nước chanh và tất cả các loại trái cây thuộc chi citrus đều có thể làm cho làn da nhạy cảm hơn với ánh nắng mặt trời. Có nhiều loại thuốc trị mụn thông thường cũng gây nhạy cảm với ánh nắng mặt trời.
Trái cây citrus có thể kích hoạt một loại phát ban nghiêm trọng được gọi là viêm nấm da dạng phytophotodermatitis. Phyto- có nghĩa là thực vật, photo- là ánh sáng, derma- thuộc về da và -itis có nghĩa là viêm. Đặt tất cả lại với nhau và viêm phytophotodermatitis có nghĩa là “kích ứng da do thực vật và ánh sáng”. Thực vật trong trường hợp này, có thể là chanh.
Chanh (và một số loại trái cây, rau củ và thực vật khác) có chứa furocoumarin. Các hợp chất này vô hại, nhưng hãy cẩn thận khi chúng tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.
Furocoumarin khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, gây ra thiệt hại cho DNA tế bào. Điều này có thể gây ra phát ban giống như bỏng nặng. Ngay cả kem chống nắng cũng không hoàn toàn bảo vệ da khỏi tình trạng này, nhưng nó có thể làm giảm bớt mức độ trầm trọng.
Biết được điều này, cần hết sức cẩn thận để tránh ánh nắng mặt trời khi quyết định sử dụng nước chanh trên da.