PHẪU THUẬT THẨM MỸ MŨI CHO NGƯỜI CHÂU Á (PHẦN 1)

  1. Tổng quan

Việc chỉnh sửa hình dạng mũi ảnh hưởng rất lớn đến sắc diện chung của một người vì mũi là trung tâm của khuôn mặt. Khi được chỉnh cho gần với chuẩn thì không nhũng riêng chiếc mũi đó đẹp hơn mà đồng thời chiếc mũi đó ảnh hưởng, cải thiện đến những cảm nhận – của người ngắm nhìn – về thẩm mỹ trên nhũng vùng khác của khuôn mặt. Vì vậy, nếu trên khuôn mặt có nhiều cái cần làm đẹp thì mũi là bộ phận cần sửa trước tiên.

  1. Đặc điểm hình dáng mũi theo sắc tộc

Hình dạng mũi cũng là một biểu hiện về sắc tộc. Vì vậy chiếc mũi bẩm sinh rất đa dạng nhưng các nhà nghiên cứu cũng gần thống nhất với nhau về tiêu chuẩn của một cái mũi đẹp. Vì vậy, kỹ thuật chỉnh hình mũi dành cho người châu Á, châu Phi và cho người châu Âu có khác nhau. Vấn đề của người Tây Âu là mũi to quá, gồ, khoằm, lệch, dài,… phẫu thuật chủ yếu là làm mũi nhỏ gọn lại, hài hòa hơn.

Hình 1: Hình dạng mũi khác nhau

Người châu Á bẩm sinh có một tháp mũi ngắn, sống mũi thấp, nền mũi hẹp, lỗ mũi tròn. Mục tiêu chính của phẫu thuật thẩm mỹ mũi người châu Á là làm cho tháp mũi cao lên, thẳng và dài hơn.

  1. Các vật liệu sử dụng cho phẫu thuật mũi
  • Có rất nhiều lọai vật liệu có thể dùng để độn mũi:
  • Có thể dùng vật liệu tự thân (của chính người đó) như sụn sườn, sụn vành tai, xương sọ, xương mào chậu, các loại cân mạc, bì của da…
  • Hay dùng vật liệu tương tự từ đồng lọai (từ người khác) hoặc dị lọai (từ sinh vật khác loài: sụn bò, da heo,…). Các vật liệu này được xử lý theo một quy trình nghiêm ngặt để lọai trừ tính gây kháng thể.
  • Hay dùng vật liệu tương hợp sinh học: silicone dẽo, Gore-Tek, Porex, san hô, Hydrogel (Aquamid) Radiesse…
  • Dĩ nhiên, dùng vật liệu của chính mình là an toàn nhất.
  1. Đặc tính của từng vật liệu

Tuy vậy, để có một thanh độn dài, thẳng như tháp mũi thì chỉ có sụn sườn và xương mào chậu hay xương đính của sọ. Phẫu thuật lấy mô ghép lớn hơn, tạo nhiều nguy cơ hơn, hậu phẫu dài hơn và đau kéo dài hơn là chính phẫu thuật chỉnh hình mũi.

Lấy sụn ở vành tai ít gây tổn thất nhất, nhung sụn vùng này quá ít, dẹp và cong, chỉ dùng để sửa chữa những khiếm khuyết nhỏ hay chỉnh đỉnh mũi.

Dùng vật liệu đồng lọai (của người khác) và dị lọai (của động vật khác loài) thì không phải chịu phẫu thuật lấy mô ghép nhưng có khả năng bị cơ thể đào thải, ngoài ra, các vật liệu này bị cơ thể hấp thu khá nhanh chóng – nhất là những vùng chịu lực như ở đỉnh mũi, làm mũi bị biến dạng, tháp mũi gãy, lệch,…

Chính vì những lý do trên mà các nhà thẩm mỹ và chính các người được sửa mũi hay chọn các vật liệu tương hợp sinh học. Việc nghiên cứu sản xuất những vật liệu tương hợp sinh học (biocompatible materials) tiêu tốn rất nhiều công sức và tiền của. Hiện nay, chủng loại những vật liệu này ngày càng tăng, cấu tạo phức tạp hơn và dĩ nhiên giá thành cũng tăng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sen Spa