SỬ DỤNG LASER TRONG ĐIỀU TRỊ TĨNH MẠCH Ở CHÂN (PHẦN I)

Tổng quan

Việc sử dụng laser và ánh sáng trong điều trị tĩnh mạch ở chân đang nhận được sự quan tâm lớn của cộng đồng, và nhiều trường hợp đã mang lại kết quả tuyệt vời bằng phương pháp này. Điều trị với bất kỳ nguồn laser hay ánh sáng nào, cũng phải nhận diện và loại bỏ áp lực đảo ngược từ tĩnh mạch dạng lưới hoặc tĩnh mạch bị suy giãn, nếu không điều trị sẽ dễ thất bại. Nhiều bệnh nhân nhận được hiệu quả tích cực từ việc điều trị kết hợp như: chích xơ tĩnh mạch, phẫu thuật loại bỏ tĩnh mạch ngoại trú và laser nội mạch hoặc RF (radiofrequency) vì nguồn laser và ánh sáng bên ngoài không điều trị hiệu quả các tĩnh mạch dạng lưới và tĩnh mạch bị suy giãn. Laser có thể hiệu quả trong điều trị tĩnh mạch có đường kính nhỏ hơn 1-2 mm, các tĩnh mạch này có thể kháng liệu pháp chích xơ. Tuy nhiên, chích xơ tĩnh mạch vẫn là tiêu chuẩn vàng trong điều trị tĩnh mạch ở chân và chứng giãn mao mạch.

Sự phát triển của laser “nhuộm màu” tia dạng xung (PDL) vào cuối những năm 1980 là kết quả đạt được đầu tiên trong điều trị tĩnh mạch chân. Sự phát triển trong thập kỉ vừa qua của các bước sóng dài hơn đã cải thiện kết quả rõ rệt. Các yêu cầu cơ bản đối với laser hoặc ánh sáng điều trị tĩnh mạch chân là bước sóng được hấp thu hemoglobin tốt hơn các chromophore xung quanh và xâm nhập vào toàn bộ chiều sâu của mạch máu đích. Cần phải cung cấp đủ năng lượng để phá hủy mạch máu mà không làm hư tổn da, và điều này cần thời gian để tác động lên mạch máu nhưng không phá hủy các mô xung quanh.

Việc lựa chọn bước sóng và độ rộng xung phụ thuộc vào từng loại và kích thước của mạch máu đích. Các mạch máu sâu hơn đòi hỏi bước sóng dài hơn để xâm nhập đến độ sâu của chúng. Độ rộng xung phải phù hợp với kích thước mạch; đường kính mạch lớn hơn, độ rộng xung cũng phải lớn hơn để phá hủy mạch máu hiệu quả. Để mang lại hiệu quả tốt nhất, tổn thương nhiệt phải bao gồm độ dày và chu vi bên trong tĩnh mạch chứ không chỉ là bề ngoài thành tĩnh mạch. Tầm quan trọng của đỉnh hấp thu hemoglobulin màu xanh lá cây (541 nm) và màu đỏ đến hồng ngoại (800-1000 nm) thay đổi khi độ sâu và kích thước của mạch máu thay đổi. Sự hấp thu bởi hemoglobin trong vùng ánh sáng nhìn thấy tới gần vùng hồng ngoại quan trọng hơn đối với mạch máu trên 0.5 mm và ít nhất là 0.5 mm dưới bề mặt da.

Lịch sử

Laser carbon dioxid đã được sử dụng sớm trong loại bỏ các mạch máu bị suy giãn bằng phương pháp bốc hơi nước với spot size nhỏ. Các đặc tính hấp thu của laser carbon dioxid gây ra tổn thương nhiệt không đặc hiệu vì chromophore là nước. Vì nước có trong tất cả các mô xung quanh mạch máu đích, nên sẹo có khả năng xảy ra. Do đó, các nghiên cứu sử dụng laser carbon dioxid đã chứng minh kết quả không đạt yêu cầu.

Argon (488 nm và 514 nm) và laser nhuộm sóng liên tục (515-590 nm) cũng đã được sử dụng trong lịch sử do chúng hấp thu bởi hemoglobin và xâm nhập vào độ sâu của các mạch giữa trung bì, trên 1 mm trong da. Các xung dài hơn gây tổn thương nhiệt không đặc hiệu hoặc liên tục làm nóng mô xung quanh. Mặc dù đã bổ sung thêm các phương tiện làm mát da, nhưng kết quả điều trị tĩnh mạch ở chân sử dụng những bước sóng này cũng không mang lại kết quả cao.

Tiếp tục, laser Nd:YAG được thử nghiệm khi chúng lần đầu tiên đưa ra thị trường. Kết quả nhận được không cao để làm nóng không đặc hiệu của nước xung quanh và độ sâu lớn khi xâm nhập (lên đến 3.7 mm).

Chỉ định

Laser thường được dành riêng cho chứng giãn mao mạch ở chân, nhưng với laser mới có bước sóng dài hơn có thể hữu ích với tĩnh mạch lưới có đường kính lên tới 2 mm, mặc dù chúng gây đau nhiều hơn so với điều trị những mạch máu có đường kính nhỏ. Trình tự điều trị điển hình với tĩnh mạch lưới là điều trị suy giãn ở trục (tĩnh mạch hiển) nếu có, tiếp theo là các suy giãn ở nhánh và sau đó là tĩnh mạch dạng lưới, chúng được điều trị lần đầu bằng cách sử dụng phẫu thuật thích hợp (laser nội mạch hoặc RF và/hoặc phẫu thuật loại bỏ tĩnh mạch ngoại trú) hoặc liệu pháp chích xơ tĩnh mạch. Khi các tĩnh mạch này được điều trị thích hợp, laser còn đóng vai trò lớn trong việc “làm sạch” các mạch máu có đường kính nhỏ hơn so với chiếc kim 30 gauge.

Ngoài ra, laser cũng là một lựa chọn tốt để điều trị các mạch máu kháng liệu pháp chích xơ tĩnh mạch. Các điều trị bằng laser và ánh sáng nên được cân nhắc đóng vai trò chính (trước khi sử dụng liệu pháp chích xơ tĩnh mạch) ở một số bệnh nhân, chẳng hạn như những bệnh nhân sợ tiêm chích hoặc không dung nạp với liệu pháp chích xơ (trường hợp này rất hiếm), những bệnh nhân với mạch máu không đáp ứng với liệu pháp chích xơ (trường hợp này cũng rất hiếm khi việc điều trị và chẩn đoán phù hợp), hoặc những bệnh nhân có khả năng tuân thủ sử dụng vớ tĩnh mạch. Quan trọng nhất là, laser nên được cân nhắc ở những bệnh nhân không sẵn sàng tuân thủ việc sử dụng vớ tĩnh mạch.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sen Spa