TÁI TẠO BỀ MẶT BẰNG LASER CO2: HỘI TỤ VÀ VI ĐIỂM( Phần I)
GIỚI THIỆU
Laser carbon dioxid (CO2) hiện đang có sẵn dưới hai hình thức là hội tụ và vi điểm. Sự khác biệt giữa các kết quả, tác dụng bất lợi và thời gian nghỉ được so sánh và đối chiếu trong bài viết này.
LASER CO2 TÁI TẠO BỀ MẶT
Thời kỳ của laser CO2 bắt đầu vào năm 1994 với sự phát triển của laser UltraPulse CO2 bởi Coherent Medical (nay là Lumenis, Inc., Santa Clara, CA, USA). Laser này phóng ra mật độ năng lượng đỉnh trên ngưỡng xâm lấn của mô dưới da (5J/cm2) với thời gian ở lại mô ngắn hơn 1ms thời gian thư giãn nhiệt của biểu bì. Những thế hệ laser CO2 mới này hạn chế thời gian ở lại mô bằng cách rút ngắn thời gian xung (ví dụ UltraPulse) hoặc sử dụng công nghệ quét để quét nhanh chùm sóng liên tục laser CO2 qua mô này để chùm laser không duy trì sự tiếp xúc với bất kì điểm đặc biệt nào trên mô lâu hơn 1ms. Hệ thống laser CO2 năng lượng đỉnh cao, xung ngắn và quét nhanh cho phép các bác sĩ xâm lấn chính xác và hiệu quả 20-30µm da cho một đường truyền mà để lại vùng tổn thương nhiệt (tới 150µm) ít hơn đáng kể so với thế hệ trước đây của laser CO2 sóng liên tục (tới 600µm). Trên lâm sàng, tiến bộ của công nghệ này đem lại các kết quả lâm sàng nhiều hơn và tính an toàn cao hơn như đã từng thấy trước đây với laser CO2 sóng liên tục. Hiệu ứng nhiệt của laser CO2 tác động trên collagen của da kích thích tái tạo collagen mới và làm căng da mặt. Việc xâm lấn thành công tối đa hóa kích thích về nhiệt của trung bì trong khi hạn chế tổn thương nhiệt không rõ ràng. Phương pháp khác đã được sử dụng để giảm thiểu tổn thương nhiệt là theo một quy trình xâm lấn bằng laser CO2 với laser erbium:yttrium aluminum garnet (Er:YAG). Với kỹ thuật này, tổn thương nhiệt để lại không rõ ràng từ laser CO2 được bay hơi bằng các đường truyền kế tiếp với laser Er:YAG.
Với các kết quả lâm sàng ấn tượng đã đạt được với laser CO2 năng lượng đỉnh cao, xung ngắn và quét nhanh, chúng nhanh chóng thay thế phương pháp thay da sinh học và siêu mài mòn khi lựa chọn điều trị tái tạo bề mặt da. Tuy nhiên, những kết quả ấn tượng đạt được với laser CO2 thế hệ mới này không phải là không có nhược điểm. Tái tạo lại biểu mô có thể mất 5-14 ngày và ban đỏ sau điều trị và/ hoặc tăng sắc tố sau viêm có thể kéo dài 1-6 tháng tùy thuộc vào độ sâu của xâm lấn laser, số lượng tổn thương nhiệt không rõ ràng để lại và tùy vào loại da của bệnh nhân. Sau cùng là nguy cơ nhiễm nấm, virus, vi khuẩn ở da bị bong tróc cũng như giảm sắc tố vĩnh viễn do sự phá hủy các tế bào melanin và để lại sẹo. Hạn chế tối đa những tác dụng phụ bất lợi có thể xảy ra đòi hỏi sự chăm sóc tốt sau điều trị.
Bởi vì laser CO2 thường hoạt động gần ngưỡng xâm lấn mô của nó (5J/cm2) trong hầu hết các quy trình tái tạo bề mặt nên phân số năng lượng của nó được dành để đốt nóng hơn là xâm lấn mô. Do đó, laser CO2 gây ra tổn thương nhiệt để lại tương đối lớn chỉ sau một vài lần truyền qua. Với mỗi đường truyền tiếp theo, số lượng mô bị bốc hơi giảm trong khi tổn thương nhiệt gia tăng và trạng thái “đĩa” thường đạt được sau 4 đường truyền. Tổn thương nhiệt không rõ ràng có tác động tiêu cực, không chỉ trên khả năng xâm lấn của laser CO2 mà còn trên các tác dụng phụ của nó. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng vùng chết gây ra bởi nhiệt tương đối lớn (tới 150µm) để lại do laser CO2 là một trong những yếu tố chính góp phần vào các di chứng bất lợi bao gồm ban đỏ kéo dài, đau sau điều trị, chậm hồi phục, nhiễm trùng, giảm sắc tố và để lại sẹo.
Để giảm thiểu các vấn đề phát sinh từ vùng nhiệt để lại lớn, laser CO2 đã được giới thiệu để tái tạo bề mặt. Trong khi nó thành công trong việc giảm tổn thương nhiệt thì nó không thể xuyên qua lớp trung bì nhú do kết quả của các đặc tính cầm máu yếu. Một hệ thống Er:YAG đa chế độ, laser tái tạo bề mặt Tunable (TRL) đã được phát triển (Sciton, Inc., Palo Alto, CA, USA) cho phép người dùng phối hợp đa dạng độ sâu đông tụ nhiệt và xâm lấn bằng cách kéo dài thời gian xung của laser Er:YAG, thường ít hơn 0,5ms. Việc kéo dài thời gian xung từ tới 4-10ms đã cho phép ít bốc hơi nhanh và xảy ra đốt nóng nhiệt lâu hơn.
Sự sửa đổi các quy trình kĩ thuật tiếp tục để cải thiện các kết quả lâm sàng. Điều trị kết hợp với CO2 ngay sau laser Er:YAG cho phép các bác sĩ thẩm mỹ tận dụng các lợi ích độc đáo của mỗi hệ thống laser và giảm thiểu các bất lợi của chúng. Điều trị laser Er:YAG có thể được sử dụng để đi vòng qua “đĩa xâm lấn” của laser CO2 để xâm lấn sâu hơn vào lớp trung bì. Hồi phục sau điều trị hoàn thiện có thể đạt tới khi laser Er:YAG xung ngắn được sử dụng để loại bỏ vùng chết do nhiệt để lại sau tái tạo bằng CO2 (hình 1, 2).
Hình 1. (a) 2 đường truyền laser CO2 tại 7J/cm2 để lại khoảng 70µm mô chết do nhiệt,(b) 2 đường truyền laser Er:YAG tại 10J/cm2 dẫn đến sự bong tróc khoảng 50µm mô chết.
Ngoài ra, các laser xâm lấn hóa ra là một công cụ điều trị cực kỳ linh hoạt. Các bác sĩ thẩm mỹ hiện nay thường kết hợp tái tạo bề mặt bằng laser xâm lấn với các công nghệ không xâm lấn để giải quyết các vấn đề thẩm mỹ mà bệnh nhân quan tâm trong một quy trình điều trị. Hiệu quả của laser Q-switched trong điều trị các tổn thương sắc tố được tăng cường khi những laser này được sử dụng sau tái tạo bề mặt xâm lấn. Điều trị các tổn thương mạch máu với laser nhuộm xung hoặc các laser mạch máu khác đã được chứng minh là cực kì thành công khi được thực hiện trước khi tái tạo bề mặt da với laser xâm lấn. Mặc dù các báo cáo trước đây trái ngược lại, nhưng tái tạo bằng laser cho toàn mặt hiện nay đã được kết hợp một cách an toàn giữa cắt vết nhăn da và ghép mỡ tự thân để hướng đến sự tiếp cận toàn diện hơn cho trẻ hóa vùng mặt.
Các quy trình trước và sau điều trị cũng có cải thiện. Mặc dù một số tranh cãi vẫn còn xung quanh chủ đề dự phòng kháng sinh nhưng một số nghiên cứu trong thập kỉ qua đã cung cấp thông tin liên quan đến tác nhân gây bệnh phổ biến, các phác đồ dự phòng kháng sinh hiệu quả và các tình huống lâm sàng làm gia tăng nguy cơ nhiễm trùng sau điều trị tái tạo bằng laser. Các phác đồ chăm sóc tổn thương do laser đã giảm thời gian hồi phục và giảm tỷ lệ mắc bệnh sau điều trị. Các lợi ích của các băng kín trong việc thúc đẩy hồi phục tổn thương do laser đã được đem vào một số nghiên cứu. Sử dụng đúng lúc các thuốc bôi tại chỗ trong giai đoạn hậu phẫu hiện tại cho phép các bác sĩ giải quyết hiệu quả các triệu chứng đã dự đoán trước và các biến chứng bao gồm ban đỏ và phù nề sau điều trị, ngứa và tăng sắc tố sau viêm.
Hình 2. Kết hợp UltraPulse CO2 (UPCO2) và laser Er: YAG (phía bên phải của bệnh nhân) cho thấy cải thiện tương đương phía bên trái được điều trị với UPCO2 đơn độc. (a) trước điều trị, (b) ngay sau khi điều trị, (c) 7 ngày sau tái tạo bề mặt bằng laser, (d) 2 tuần sau tái tạo bề mặt bằng laser, (e) 2 tháng sau tái tạo bề mặt.
TÁI TẠO BỀ MẶT BẰNG CO2 VI ĐIỂM
Do chăm sóc sau hậu phẫu quá kĩ và kéo dài bên cạnh các tác dụng phụ có khả năng xảy ra cũng như sự tiến bộ trong các quy trình xâm lấn tối thiểu với thời gian hồi phục nhanh nên tái tạo bề mặt bằng laser CO2 hội tụ và/ hoặc Er:YAG hiếm khi cần thiết. Bác sĩ và bệnh nhân tìm đến một quy trình xâm lấn tối thiểu, mang lại các kết quả tối đa và giảm thiểu thời gian nghỉ. Sự phát triển của laser vi điểm giúp không can thiệp vào vùng không điều trị, đem lại các kết quả ấn tượng hơn với các bước sóng khác nhau bao gồm laser CO2 10640nm kết hợp với thời gian hồi phục nhanh hơn và ít di chứng sau điều trị.
Ban đầu, laser vi điểm được giới thiệu dưới dạng không xâm lấn. Công nghệ này được phát triển để khắc phục tổn thương nhiệt đồng đều thường được tạo ra sau điều trị với laser CO2/ laser Er:YAG và thay vào đó là tạo ra các tổn thương nhiệt rất nhỏ trừ các mô xung quanh mỗi tổn thương. Laser không xâm lấn được dành cho những bệnh nhân không thể chấp nhận thời gian nghỉ và sẵn sàng đợi ít nhất 6 tháng và trải qua 4-6 lần điều trị để thấy được sự cải thiện nhất định ở các nếp nhăn hoặc vết sẹo.
Điều thú vị là các bác sĩ có khả năng thực hiện tái tạo bề mặt bằng laser CO2 vi điểm từ khi phát triển bộ phận quét cầm tay UltraPulse vào năm 1995. Máy quét này được phát triển để phóng ra các xung laser chồng lên nhau một cách chính xác với các kích thước điểm laser nhỏ (0,1-1,2mm).