TRỊ LIỆU BẰNG CARBON DIOXIDE (CO2) TRONG Y HỌC THẨM MỸ (Phần II)

Sẹo mụn

Nhìn chung, đối với sẹo mụn, điều trị CO2 hiếm khi đạt được kết quả thành công. Phương pháp này có thể hỗ trợ trong những trường hợp sẹo không quá sâu trên vùng da không quá dày và cứng chắc, đặc biệt nếu sẹo còn mới. Da cứng với nhiều sẹo chắc chắn là một chỉ định xấu cho điều trị CO2, cũng như sẹo có các sợi xơ cứng nằm dưới. Theo quan sát thấy thì kết quả điều trị sẽ tốt hơn nếu người được điều trị không trang điểm thường xuyên. Điều này có thể được giải thích là do thực tế sự tái tạo collagen thường diễn ra vài tuần và nếu có trang điểm, nó sẽ lấp đầy các lỗ chân lông hoặc sẹo như một nút chặn, do đó phải làm việc hiệu quả để chống lại sự co rút của chúng. Khí (thường vận tốc từ 30-50ml/ phút) được đưa vào trong da xung quanh (hoặc bên dưới nếu dự đoán có các sợi xơ cứng dưới sẹo) từng sẹo hoặc một vùng nhỏ có những vết sẹo. Vết sẹo đỏ có xu hướng trở nên trắng và bề mặt dần dần cải thiện nhẹ. Tuy nhiên, cần thực hiện điều trị nhiều lần (từ 3-10 lần) và số lượng sẹo lớn khi thực hiện có thể gây khó chịu cho bệnh nhân. Do đó, hiện nay có nhiều kỹ thuật hiệu quả hơn như quang nhiệt vi điểm, tần số vô tuyến vi điểm và một số phương pháp cũ hơn mặc dù những phương pháp điều trị này có nhiều rủi ro hơn (laser CO2, thay da sâu, ect), không kể đến những kỹ thuật nhẹ hơn như tần số vô tuyến không xâm lấn, lăn kim hoặc sản phẩm tự thân để trẻ hóa da và điều trị sẹo. Điều trị với CO2 cho sẹo mụn nên được sử dụng một cách có cân nhắc. Đối với những loại sẹo mụn khó điều trị có thể dùng kỹ thuật xâm lấn hoặc trẻ hóa bằng tần số vô tuyến để đem lại hiệu quả tốt hơn.

Rạn da

Một lượng khí nhỏ được tiêm vào trong da trực tiếp vào các vết rạn với vận tốc từ 50-80ml/ phút. Trong điều trị các vết rạn ở mông hoặc đùi, cần thực hiện nhanh chóng nhằm mục đích không gây khó chịu quá lâu cho bệnh nhân. Việc điều trị nên được lặp lại một lần trong 2-3 tuần, sau đó trong 4 tuần, số lần điều trị có thể thay đổi từ 6-10 lần, đôi khi nhiều hơn. Phương pháp này có thể được dùng cho những vết rạn đỏ cũng như những vết trắng lâu ngày. Sự cải thiện có thể được quan sát thấy sau 3-4 lần điều trị. Các vết rạn hẹp dần và toàn bộ bề mặt da mềm mịn màng hơn và thắt chặt hơn. Do đó, mặc dù những vết rạn vẫn còn nhìn thấy nhưng toàn bộ vùng đó trông khỏe hơn và hoàn hảo hơn, điều này được đánh giá cao bởi bệnh nhân mặc dù sẽ có cảm giác khó chịu trong suốt quá trình đưa khí vào.

Hình 9. (a) Các vết rạn trên chân trước khi điều trị, (b) sau 9 lần điều trị với CO2

Rụng tóc và hói đầu

Hình 10. (a) Bệnh nhân 37 tuổi bị rụng tóc từng phần với mảng rụng lan tỏa trước khi điều trị với CO2, (b) sau 8 lần điều trị, (c) một mảng hói nhỏ mới xuất hiện ở lần điều trị thứ 7, (d) mảng này cải thiện nhanh sau 2 lần điều trị.

Trong trường hợp rụng tóc lan tỏa hoặc hói đầu do nội tiết tố nam ở phụ nữ, khí được đưa vào và cuối cùng khuếch tán đến toàn bộ mạng. Việc tiêm được thực hiện thông thường với 7 điểm tiêm, áp dụng tiêm dưới da (da có thể được nâng nhẹ lên bởi kim hoặc bởi thể tích khí được tiêm vào) do cần cải thiện nuôi dưỡng các nang tóc chứ không cần tăng sinh collagen. Đối với rụng tóc từng vùng, tiêm vào trung tâm các mảng rụng tóc nhỏ, khí sẽ khuếch tán vào khoảng trống dưới da của vùng điều trị. Đỏ nhẹ báo hiệu dãn mạch tạm thời được quan sát thấy sau khi kết thúc tiêm. Tiêm phải được thực hiện chậm, điều trị CO2 cho rụng tóc và hói đầu thường rất hiệu quả, tuy nhiên trong trường hợp khó khăn, bệnh nhân có các rối loạn tự miễn, vấn đề tâm lý hoặc hói đầu do nội tiết tố nam thì điều trị dường như ít thành công hơn, hoặc chỉ hiệu quả tạm thời.

Vết thương

Bên cạnh việc điều trị theo cách truyền thống các vết thương như loét ở chân hoặc chân ở người đái tháo đường, thậm chí trong y học thẩm mỹ sau các can thiệp phẫu thuật khác nhau thì điều trị này có thể có ích cho bệnh nhân. Điều trị với CO2 nên được áp dụng một cách nhẹ nhàng với vận tốc khí là 30ml/ phút quanh vết thương thậm chí khi vẫn còn các mũi khâu hoặc là sau khi đã loại bỏ. Các điểm tiêm nên cách 1,5cm, tốt hơn là 2cm từ mép vết thương. Đặc biệt nếu điều trị được thực hiện cùng ngày khi mà các vết khâu được loại bỏ thì mỗi lần tiêm phải nhẹ nhàng và lấy kim ra kịp lúc bởi vì nếu không thì vết thương hoặc sẹo mới có thể vô tình bị hở nhiều hơn do lực cơ học của khí. Các bác sĩ nên quan sát khí lan vào mép vết thương, sau đó đỏ, nhưng lượng khí phải thích hợp, 1ml cho mỗi điểm tiêm, ít hơn hoặc nhiều hơn một chút nhưng không quá nhiều. Tuy nhiên, tùy vào độ sâu và độ rộng của vết thương mà thể tích khí đưa vào có thể nhiều hơn, phụ thuộc vào khối lượng mô, mép của vết thương. Đối với vết thương nhỏ sau khi mổ thường chỉ 1-3 lần điều trị là hiệu quả, tuy nhiên đối với những vết thương có vấn đề thì số lần thực hiện nhiều hơn. Nếu vết thương ở bàn chân hoặc cẳng chân và hồi phục chậm thì khuyến cáo tiêm khí tại các điểm dọc theo tĩnh mạch hiển ở mắt cá chân nhằm mục đích cải thiện dòng máu cho toàn bộ chi dưới. Khoảng cách giữa các lần điều trị lúc đầu ngắn, thậm chí 3 lần/ tuần hoặc mỗi ngày đối với những trường hợp đặc biệt, sau khi được cải thiện, những lần sau đó được kéo dài khoảng cách từ 1-2 lần/ tuần. Trong trường hợp bệnh nhân lớn tuổi với tình trạng tổng thể không tốt, điều trị CO2 bên ngoài dưới dạng tắm CO2 khô thường xuyên có thể là phương pháp tốt hơn nhiều, được bệnh nhân đánh giá cao. Phản ứng thông thường của vết thương được điều trị là tiết huyết thanh hoặc niêm dịch tạm thời (kéo dài khoảng 1 ngày), sau đó giảm, làm trắng các mép đỏ, giảm chất tiết, làm sạch vết thương, dần dần hồi phục. Phương pháp được thực hiện một cách cẩn thận là cách phòng ngừa tốt tránh sự hình thành sẹo bất thường.

Cellulite và dính sau khi hút mỡ

Khí được tiêm vào vùng cellulite với một số điểm tiêm, tùy thuộc vào tình trạng và tuân thủ của bệnh nhân. Đối với cellulite mềm hoặc nếu bệnh nhân có vấn đề với những cảm giác chịu đựng trong suốt quá trình điều trị thì tiêm khí với vận tốc thấp từ 10-30ml/ phút và tiêm chậm, chỉ 4 điểm tiêm tổng cộng, mỗi điểm nằm ở trung tâm bên ngoài và bên trong bắp đùi. Có thể vỗ nhẹ các ngón tay như đang chơi piano trên vùng điều trị của bệnh nhân để xóa bỏ cảm giác nóng tại chỗ. Thể tích tiêm nên từ 100-200ml/ mỗi chi, thường thực hiện 10 lần điều trị hoặc nhiều hơn, bắt đầu 2 lần/ tuần, sau đó cải thiện có thể 1 lần/ tuần hoặc ít hơn. Nếu tình trạng cellulite phức tạp cần tiêm nhiều điểm hơn, tùy thuộc vào cách quan sách khí xâm nhập (đôi khi thấy rõ dạng khí thủng, đôi khi chỉ thấy đỏ và gia tăng thể tích khí). Nên tiêm vận tốc lơn hơn từ 30-80 hoặc 100ml/ phút và tổng thể tích khí lớn hơn từ 300-700 hay thậm chí nhiều hơn cho mỗi chi. Cellulite có xu hướng tái diễn lại trong khoảng 6 tháng, trong thời gian đó bệnh nhân có thể thực hiện các phương pháp khác hoặc duy trì điều trị CO2 một lần/ tháng. Trong suốt quá trình điều trị, đôi khi bệnh nhân có thể cảm giác nóng ở những vùng không mong muốn, khí chạy nhanh qua tĩnh mạch mắc cá chân hoặc các mạch khác, dẫn đến đốt nóng nhanh một cách đáng ngạc nhiên. Đối với dính sau khi hút mỡ, điều trị CO2 có thể đạt được bề mặt đều hơn ở vùng điều trị. Phương pháp này có thể bắt đầu 3 tuần sau hút mỡ, 2 lần/ tuần với thông số điều trị tương tự như điều trị tình trạng cellulite phức tạp. Đôi khi bệnh nhân trải qua hút mỡ nhiều tháng hoặc nhiều năm trước đó yêu cầu cải thiện bề mặt không đều. Đối với tình trạng này nếu dính mềm thì điều trị CO2 có thể hiệu quả, thấy rõ kết quả thậm chí sau 1-2 lần điều trị. Nên tiêm khí vuông góc với bề mặt. Khuyến khích áp dụng điều trị 1 lần trong 1 hoặc 2 tuần để bệnh nhân chịu đựng quen dần do tổng lần điều trị được chỉ định là 10 lần hoặc nhiều hơn. Khoảng cách những lần sau đó có thể từ 1-2 tháng để duy trì kết quả, tương tự như điều trị cellulite, tuy nhiên khó có thể làm phẳng toàn bộ bề mặt.

Hình 11. (a) Tình trạng dính do hút mỡ liên tục trước khi điều trị, (b) Sau 11 lần điều trị với CO2. Tuy nhiên, mặc dù bệnh nhân thấy rõ kết quả, vẫn tiếp tục điều trị và gần đây đã trải qua lần điều trị thứ 36.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sen Spa