ÁNH SÁNG VÀ LASER KHÔNG XÂM LẤN (PHẦN III)

Các nguồn ánh sáng (400-1200 nm)

Như vậy cho đến nay, sự tập trung đã chuyển sang các nguồn năng lượng laser. Các nghiên cứu gần đây đã cho ra đời các nguồn ánh sáng hữu hiệu phục vụ cho các ứng dụng trong y học bao gồm LEDs và IPL. Thiết bị IPL đầu tiên ra đời vào giữa những năm 1990 và nhiều nhà sản xuất đã tạo ra nhiều thiết bị tương tự kể từ thời điểm đó. Các thiết bị IPL sử dụng nguồn ánh sáng cường độ cao đa bước sóng trong khoảng từ 400-1200 nm và dựa trên nguyên tắc nhiệt chọn lọc (SP). Sự phát xạ diễn ra như một sự băng qua dải bước sóng rộng này của ánh sáng xung mặc dù các bộ lọc thường được sử dụng để thu hẹp khoảng bước sóng tùy thuộc vào yêu cầu của mỗi chỉ định cụ thể. Ứng dụng phổ biến nhất của IPL trên mặt là dùng để trẻ hóa da. Bởi vì melanin chủ yếu hấp thu năng lượng từ các tia sáng có bước sóng nằm trong khoảng từ 400-760 nm và rất ít hấp thu ở vùng trung tâm hồng ngoại, người ta thường sử dụng các bộ lọc để ánh sáng phát ra chủ yếu có bước sóng thuộc phổ hấp thu tối ưu trên. Việc này giúp cải thiện các tình trạng tăng sắc tố đồng thời kích thích sự tái tạo collagen thông qua việc cung cấp năng lượng nhiệt cho các phân tử nước. Do vậy, các nguồn ánh sáng đa sắc cho phép tác động cùng một lúc đến nhiều mục tiêu (nhóm mang màu) khác nhau tại các đỉnh hấp thu của chúng, từ đó giúp giải quyết đồng thời các vấn đề sắc tố và tổn thương mạch máu.

Các chỉ định phổ biến của IPL bao gồm rosacea (đỏ bừng do giãn mạch), giãn mao mạch, rối loạn sắc tố và ứng dụng triệt lông. Mặc dù các bất thường về mạch máu đã được điều trị thành công phần nào với IPL, các thiết bị PDL vẫn là sự lựa chọn hàng đầu. Có rất nhiều các thiết bị IPL khác nhau trên thị trường với các phổ bước sóng, bộ lọc, mật độ năng lượng, bộ phận làm mát và kích thước điểm khác nhau. Tác động chồng xung có thể thực hiện với các khoảng thời gian nghỉ hợp lý, về mặt lý thuyết cho phép năng lượng nhiệt được truyền sâu hơn vào các mạch máu lớn hơn hay các lỗ chân lông. Bệnh nhân lý tưởng cho liệu pháp IPL là các trường hợp có làn da sáng với nhiều biểu hiện tổn thương do ánh nắng mặt trời. Trong một nghiên cứu lâm sàng gần đây, IPL đã được nhận thấy không mang lại hiệu quả tích cực đối với tình trạng nếp nhăn li ti.

Hình 1. Phần cầm tay của thiết bị IPL

Mật độ năng lượng khởi đầu nên nằm trong khoảng từ 15-20 J/cm2 và sử dụng bộ lọc cho phép phát ra ánh sáng có bước sóng từ 500-560 nm đối với các bệnh nhân có loại da Fitzpatrick I-III. Trong hầu hết các trường hợp, nên thoa một lớp gel làm dịu lên toàn bộ khuôn mặt để giảm bớt cảm giác khó chịu cho bệnh nhân. Tuy nhiên, các bệnh nhân có ngưỡng đau thấp hơn nên được thoa thuốc tê trước khi bước vào quy trình. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng cần được tư vấn kỹ rằng vẫn có thể thấy ánh sáng đèn led dù cho mắt đã được che lại với kính bảo hộ. Điểm dừng của quy trình điều trị các vấn đề sắc tố da là sự tăng sắc tố ngay lập tức, các vết sắc tố sẽ sậm lên ngay khi được tác động. Đối với các vấn đề mạch máu, điềm dừng của quy trình tương tự như điểm dừng đã được đề cập trong phần laser dành cho mạch máu bao gồm các tình trạng phù, ban đỏ, ban xuất huyết rải rác, đông máu nội mạch và tái nhợt tạm thời. Các hệ thống IPL gần đây đã giảm được sự phức tạp khi sử dụng giao diện cho người dụng và thay vào đó cung cấp các thiết lập được lập trình sẵn đơn giản hơn. Việc này giúp giảm bớt các tác dụng không mong muốn như tạo sẹo, rối loạn sắc tố, phồng rộp, đóng vảy và ban xuất huyết. Cần lưu ý làm sạch hoàn toàn các lớp trang điểm để đảm bảo không có sự hấp thu năng lượng không mong muốn nào từ các thành phần mỹ phẩm. Ngoài ra, cần đảm bảo khoảng cách 1 mm giữa phần thiết bị cầm tay với lông mày để tránh cháy xém. Ban đỏ dai dẳng và cảm giác bỏng rát là các tình trạng thường gặp sau quy trình, vì vậy, cần tư vấn bệnh nhân kỹ lưỡng về tầm quan trọng của việc tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời sau điều trị. Việc thực hiện lặp lại các quy trình điều trị có thể cần thiết để có được hiệu quả tương tự như các loại laser không xâm lấn tiềm lực mạnh hơn được mô tả ở các phần trước.

Một vài thiết bị LED gần đây đã có sẵn trên thị trường thẩm mỹ. Không giống như các hệ thống không xâm lấn khác, LED dựa trên nguyên tắc photomodulation – điều chỉnh hoạt động tế bào dựa trên cơ sở ánh sáng mà không có sự can thiệp của tác động nhiệt. Cơ chế này thường diễn ra trong các loài thực vật nhưng vẫn chưa được hiểu rõ. Dựa vào kết quả của các thí nghiệm in vitro nhằm xác định các hiệu ứng của ánh sáng flash vàng (590 nm) trên các tế bào người nuôi cấy, hệ thống LED đầu tiên đã được thương mại hóa. Thiết bị này được biết đến với tên gọi GentleWaves (Light Bisoscience; Virginia Beach, VA) không có được sự chấp thuận của FDA bởi ánh sáng phát ra vẫn được xét nằm ở các mức độ nguy hiểm nhất định đối với làn da. Từ sự ra đời của GentleWaves, một loạt các thiết bị khác đã bắt đầu xuất hiện trên thị trường bao gồm RevitaLight 590 nm (Skincare Systems, Chicago, IL), Omnilux 630 nm (Photo Therapeutics, Altrincham, UK) và LumiPhase-R 660 nm (OpusMed, Quebec, Canada). LED phát ra ánh sáng dải hẹp cường độ thấp nằm từ vùng UV đến hồng ngoại, đây là chuỗi xung mili giây có khả năng kích thích sự lắng động collagen nguyên bào sợi đồng thời ức chế hoạt động của men metalloproteinase 1 (MMP-1, một loại men thủy phân collagen) ở lớp hạ bì nhú. Các chuỗi vận chuyển điện tử cũng được tăng cường điều hòa hoạt động giúp kích thích chuyển hóa tế bào. Nghiên cứu lâm sàng đầu tiên đã sử dụng bản LED 590 nm trên 93 bệnh nhân với chuỗi 8 quy trình điều trị cách nhau 4 tuần giữa mỗi lần. Mật độ năng lượng dao động từ 0.1-0.8 J/cm2 ở mỗi xung mili giây. Các bệnh nhân được quan sát ở nhiều thời điểm khác nhau trong khoảng thời gian lên đến 12 tháng. 90% bệnh nhân đã được báo cáo có kết quả cải thiện đối với tổn thương ánh sáng phân tích bằng ảnh kỹ thuật số. Sự cải thiện chỉ đạt ở mức 10% khi đánh giá bằng phương pháp phân tích bề mặt (profilometry) dù cho 100% 10 sinh thiết sau liệu trình cho thấy có sự tăng rõ rệt collagen ở lớp hạ bì nhú bằng các phương pháp phân tích mô học. Mặc dù những phát hiện sơ bộ trên khá hấp dẫn, tuy nhiên chưa có liệu trình điều trị được kiểm soát hoặc đánh giá mù nào được thực hiện. Các nghiên cứu trong tương lai với tính ngẫu nhiên, mù đôi và kiểm soát placebo hay phân tích từng vùng riêng biệt trên mặt cần được tiến hành trước khi đưa ra bất cứ kết luận nào về tương lai của các thiết bị LED trong ngành y học thẩm mỹ.

Như vậy cho đến nay, các bệnh nhân đã dần chuyển sang lựa chọn các liệu pháp ít xâm lấn hơn cho tình trạng da tổn thương do ánh nắng mặt trời. Các loại laser không xâm lấn vẫn là trụ cột và ngày càng phát triển bằng việc cung cấp hiệu quả cùng với độ an toàn ngày càng cao. Việc điều trị tổn thương do ánh sáng loại I đã mang lại nhiều kết quả đáng kể tức tì và tạo được sự hài lòng cho bệnh nhân tốt hơn khá nhiều so với chỉ định tổn thương ánh sáng loại II, vốn cần thời gian đến khoảng 6-12 tháng sau điều trị để có được các kết quả cải thiện đối với tình trạng nếp nhăn. Tuy vậy, sự hài lòng này của bệnh nhân vẫn ở mức nhất định và việc làm mờ nếp nhăn với các loại laser không xâm lấn nêu trên vẫn chưa được tối ưu. Cần phải có những sự tiến bộ vượt bậc trong tương lai để có thể đạt được mức độ hiệu quả căng da và làm mờ nếp nhăn tương tự như các thiết bị tái tạo bề mặt xâm lấn. Đây là một thách thức lớn bởi sự ưu tiên cho các quy trình có thời gian phục hồi tối thiểu ngày càng gia tăng. Do các yếu tố nội tại và tình trạng lão hóa do ánh sáng sau điều trị vẫn tiếp diễn, việc bảo vệ da sau đó phải được chú trọng đặc biệt là tránh nắng để duy trì các kết quả điều trị. Tóm lại, việc nghiên cứu cần phải được tiếp tục thực hiện để có được sự am hiểu tốt hơn về quá trình lão hóa da cũng như tìm ra các phương pháp phân tích hữu hiệu giúp lựa chọn bệnh nhân thích hợp cho liệu pháp để từ đó việc điều trị có thể đạt được hiệu quả tốt với mọi bệnh nhân.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sen Spa