CƠ CHẾ TRONG THAY DA HÓA HỌC

Trước khi bước vào thay da hóa học, chúng ta nên có kiến thức về giải phẫu da và việc thương tổn tự chữa lành. Da hoạt động như một hàng rào bảo vệ cơ thể giúp ngăn chặn sự tiếp xúc của nội mô với chấn thương, tia UV, nhiệt độ cao, độc tố và vi khuẩn. Các chức năng quan trọng khác bao gồm: cảm giác, miễn dịch, điều nhiệt và kiểm soát sự mất nước.

Da gồm hai lớp phụ thuộc lẫn nhau, lớp biểu bì và trung bì nằm trên lớp mỡ dưới da. Lớp biểu bì không chứa mạch máu và phụ thuộc hoàn toàn vào lớp trung bì bên dưới để cung cấp dinh dưỡng và loại bỏ chất thải. Điều này xảy ra do sự khếch tán qua vùng mô liên kết lớp biểu bì và trung bì. Chức năng chính của lớp trung bì là duy trì và hỗ trợ cho biểu bì.

Các phần phụ của biểu bì là những cấu trúc biểu mô trong da có khả năng phân chia. Những cấu trúc này đóng vai trò rất quan trọng, chúng có khả năng tái tạo khi lớp biểu bì bị loại bỏ hoặc phá hủy.

Các phần phụ biểu bì bao gồm: tuyến bã nhờn, tuyến mồ hôi và nang lông. Tuyến bã nhờn có mật độ cao nhất trên mặt và da đầu với 900 tuyến/cm2. Các phần phụ biểu bì nằm sâu trong lớp trung bì. Trên mặt, những phần phụ này có thể nằm trong lớp mô mềm dưới da. Độ sâu của những cấu trúc này và mật độ của chúng trên khuôn mặt giúp làm lành hư tổn ở những vùng da sâu nhất.

 

Người phụ nữ 45 tuổi vừa hoàn thành quá trình thay da với acid salicylic.

Thay da hóa học là quá trình áp dụng chất hóa học lên da để phá hủy các lớp da bị hư tổn. Nó gây ra sự phá hủy có kiểm soát một phần hoặc toàn bộ lớp biểu bì, có hoặc không liên quan đến lớp trung bì, dẫn đến tẩy da chết và loại bỏ bề mặt da hư tổn, tiếp đó là tái tạo mô biểu bì và trung bì mới. Các lớp biểu bì được tái tạo từ lớp da nằm ở phần trung bì còn lại. Quá trình này bắt đầu trong vòng 24 giờ sau khi da bị tổn thương và thường hoàn thành trong 5-10 ngày. Lớp biểu bì mới có tổ chức tốt hơn với sự biến mất của dày sừng và hắc tố bào. Tái tạo da là một quá trình chậm hơn và thường hoàn thành trong vòng vài tháng. Lớp trung bì tái sinh ít xảy ra thoái hóa mô đàn hồi và cải thiện cấu trúc rõ rệt với các sợi collagen và elastin xếp xen kẽ nhau. Kết quả tổng thể là làn da mềm mại, trẻ trung hơn, giảm nếp nhăn và sạm da đáng kể.

Các tác nhân thay da khác nhau được lựa chọn dựa trên mức độ trẻ hóa và khả năng rủi ro. Sự phá hủy hạn chế ở lớp biểu bì sẽ làm lành thương tổn nhanh chóng và không để lại sẹo, mặc dù một số thay đổi sắc tố có thể xảy ra nếu tế bào melanin bị tổn thương. Việc gây thương tổn bề mặt có nhiều bất lợi nhưng rất an toàn. Các vết thương sâu hơn có thể kéo dài tới lớp nhú da và đôi khi tới lớp lưới của trung bì. Tuy nhiên, sự xâm nhập sâu hơn sẽ tiêu diệt một phần các tế bào biểu bì, làm cho thương tổn lâu lành và nguy cơ sẹo cao hơn. Sự xâm nhập vào lớp lưới trung bì gây nguy cơ sẹo rất cao.

Các hóa chất yếu hơn (ví dụ: alpha hydroxy acid) thay đổi độ pH để tác động lên bề mặt da. Khi sử dụng với chất dưỡng ẩm, acid hoạt động một cách đơn giản trong làm sưng và bong tróc tế bào, dẫn đến tăng kích thước khung matrix và giảm các đường nhăn. Các phương pháp điều trị tiếp theo giúp loại bỏ da chết và mang lại làn da mềm mại.

Các hóa chất mạnh hơn như phenol (được dùng với các chất phụ gia như dầu khổ sâm và glycerin) và acid trichloroacetic (TCA) làm hoại tử da ở mức độ sâu hơn.

Các yếu tố khác có thể làm ảnh hưởng đến độ sâu trong thay da bao gồm:

  • Sự hiện diện của dầu nhờn và bụi bẩn trên da.
  • Hàm lượng nước của da.
  • Nhiệt độ của phòng, da và dung dịch.
  • Độ ẩm không khí.
  • Khoảng thời gian dung dịch tiếp xúc với da.
  • Độ dày lớp biểu bì và trung bì.
  • Sự có mặt của làn da bị tăng sừng hóa.

Sau khi thay da, bệnh nhân nên tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ để đạt được hiệu quả điều trị như mong muốn và tránh các biến chứng có thể xảy ra.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sen Spa