ESTROGEN VÀ LÀN DA: ẢNH HƯỞNG CỦA ESTROGEN, MÃN KINH VÀ LIỆU PHÁP HORMONE THAY THẾ TRÊN DA (PHẦN 3)

Tác động của estrogen lên làn da

Hầu hết các ảnh hưởng của estrogen lên da và chức năng của da là từ những nghiên cứu trên phụ nữ mãn kinh. Trong những năm mãn kinh lượng estrogen giảm làm ảnh hưởng đến một số cơ quan (Bảng I). Sự ảnh hưởng của estrogen lên da bao gồm nếp nhăn, khô da, teo da, lỏng lẻo, vết thương lâu lành, nóng bừng và teo âm hộ. Estrogen thay thể có thể cải thiện một số vấn đề.

Bảng I. Những vấn đề của mãn kinh

Âm hộ Teo, ngứa
Âm đạo Khô, đau khi giao hợp, viêm
Da Teo, khô, ngứa, mất đàn hồi, lỏng lẻo và dễ bầm
Xương Loãng xương
Hệ thần kinh nội tiết Nóng bừng, rối loạn tâm lý
Tiết niệu Viêm, tiểu không kiểm soát, sa bàng quang, tử cung

Estrogen và biểu bì

Những ảnh hưởng của estrogen nội sinh trên lớp biểu bì vẫn chưa được hiểu biết đầy đủ. Tuy nhiên, thông qua các nghiên cứu với liệu pháp thay thế hormon (HRT), một số tác dụng của estrogen ngoại sinh trên lớp biểu bì đã được ghi nhận. Năm 1969, Rauramo và Punnonen đã cho thấy sự dày lên của biểu bì ở phụ nữ sau mãn kinh sau 3 tháng điều trị bằng estrogen đường uống. Cải thiện hydrat hóa làn da cũng được ghi nhận. Một nghiên cứu lâm sàng trên 3875 phụ nữ mãn kinh, những người không dùng hormon thay thế thì da khô hơn so với có sử dụng. Ở một nghiên cứu khác, ở các phụ nữ có các dấu hiệu lão hóa được điều trị bằng 0,01% estradiol hoặc 0,3% estriol và cho thấy có sự tăng độ ẩm cho da; tuy nhiên kết quả cho thấy sự cải thiện không quá rõ ràng. Mất nước xuyên biểu bì được đo trên 30 phụ nữ mãn kinh cho thấy có cải thiện sự giữ nước của da ở lớp sừng đối với những bệnh nhân dùng estrogen. Một số các nghiên cứu khác đã chứng minh sự thay đổi trong lớp lipid biểu bì liên quan đến tình trạng estrogen. Đena và các cộng sự đã gợi ý một ảnh hưởng của hormon lên thành phần sphingolipid của lớp sừng để giải thích sự thay đổi đáng kể được ghi nhận trong thành phần của chúng ở 27 phụ nữ ở nhiều độ tuổi. Hai nghiên cứu đã ghi nhân sự tăng lipid bề mặt da ở phụ nữ mãn kinh sử hụng liệu pháp hormon thay thế. Callens và các đồng sự đã đo lường sự tăng lipid bề mặt da với một thiết bị Sebumeter (SM 810 PC; Courage &Khazaka, Cologne, Đức) trên 49 phụ nữ mãn kinh được điều trị bằng estradiol tại chỗ trong trung bình 58 tuần, so sánh với phụ nữ mãn kinh không dùng estrogen thay thế (tổng N=98). Sator và các cộng sự phát hiện ra sự tăng lipid trên bề mặt da so sánh với đường nền khi dùng Sebumeter (Courage & Khazaka) trên 12 phụ nữ điều trị bằng estradiol (trên da hoặc đường uống) và progesterone trong 6 tháng. Họ cũng đo được sự tăng độ ẩm trên tất cả các bệnh nhân điều trị bằng estradiol (n=18) có hoặc không liên quan đến progestin.

Những thay đổi trên biểu bì như tăng lipid bề mặt da cũng như khả năng giữ nước khi sử dụng hormon thay thế cho thấy việc bổ sung estrogen thời kỳ mãn kinh làm tăng cường chức năng bảo vệ da, ngăn ngừa khô da.

Estrogen và trung bì

Trong nhiều thập kỷ qua, các dữ liệu thu thập được cho thấy trung bì da thay đổi ở phụ nữ mãn kinh và liệu pháp hormon thay thế có thể cải thiện được những thay đổi này. Các nghiên cứu trên sự ảnh hưởng của hormon lên trung bì tập trung vào độ ẩm của da, độ dày da và sự lão hóa da. Từ những nghiên cứu này có thể nhìn thấy được tác động của estrongen trên lớp trung bì.

Độ ẩm làn da

Độ ẩm của da không chỉ phụ thuộc vào chức năng của biểu bì như mô tả ở trên. Lớp trung bì cũng góp phần vào khả năng giữ nước thông qua hàm lượng glycosaminoglucans của nó. Việc giảm hàm lượng glycosaminoglucans đã được chứng minh là liên quan đến lão hóa, được cho là góp phần làm khô da, nhăn da, teo da. Các nghiên cứu trên động vật hỗ trợ vai trò của hormon khi cho thấy sự tăng nổi bật glycosaminoglucans sau 2 tuần dùng estrogen. Một nghiên cứu trên người cho thấy estrogen nội sinh (như trong thai kỳ) làm tăng độ hút nước của trung bì.

Độ dày da và lượng collagen

Sự mỏng đi của lớp trung bì được nhận biết lâm sàng bởi sự dễ rách và bầm tím đi kèm với sự lão hóa. Hầu hết các nghiên cứu đều cho rằng sự mất collagen liên quan chặt chẽ với thời kỳ mãn kinh hơn là tuổi sinh lý và do đó phản ánh tác động của hormon. Brincal và các cộng sự đã báo cáo sự giảm lượng collagen trong da trung bình từ 1%-2% mỗi năm. Họ cũng đã chứng minh được mối tương quan giữa các tác động của estrogen đối với collgen và lượng collagen nền trong da. Estrogen dường như ngăn ngừa sự mất collagen ở phụ nữ có nồng độ collagen ban đầu cao và kích thích tổng hợp collagen ở phụ nữ có nồng độ collagen ban đầu thấp hơn. Vì vậy, estrogen được dùng để dự phòng trong thời kỳ mãn kinh sớm và điều trị ở mãn kinh trễ. Mặc dù có sự xung đột về kết quả, phần lớn các nghiên cứu đều chỉ ra sự bổ sung estrogen ở phụ nữ mãn kinh giúp tăng độ dày của da, lượng collagen trong da hoặc cả hai (Bảng II và III). Trong những năm 1980, Brrincat và các cộng sự đã chứng minh rằng collagen trong da tăng và độ dày của da cũng tăng đáp ứng với nhiều phác đồ hormon thay thế khác nhau. Ý tưởng về một liều estrogen tối ưu đã được đề cập đến, liều quá thấp hoặc quá cao sẽ làm tăng hoặc giảm collagen.

Hai nghiên cứu ngẫn nhiêu có đối chứng với giả dược được thực hiện để đánh giá ảnh hưởng của estrogen lên nội dung collagen của da (Bảng III) và một nghiên cứu để đánh giá ảnh hưởng lên độ dày của da (Bảng II). Castelo Branco và các cộng sự đã nghiên cứu trên 118 phụ nữ mãn kinh trong thời gian 12 tháng trên 4 phác đồ điều trị. Ông đã chứng minh được sự tăng hàm lượng collagen trong tất cả các bệnh nhân được điều trị bằng estrogen và sự suy giảm trong các đối tượng kiểm soát. Năm 2000, Sauerbronn và các cộng sự đã thực hiện một nghiên cứu ngẫu nhiên mù đôi trên 41 phụ nữ mãn kinh – được điều trị bằng estrogen đường uống (2mg estradiol trong 21 ngày) hoặc giả dược trong 6 tháng. Mẫu sinh thiết của phần da bên trong cánh tay và phân tích hình ảnh cho thấy hàm lượng collagen tăng lên ở những bệnh nhân được điều trị bằng estrogen. Năm 1994, Maheux và các cộng sự đã thực hiện một nghiên cứu ngẫu nhiên, mù đôi, kiểm soát giả dược đánh giá tác động của việc thay thế estrogen đường uống lên độ dày của da. Trong tất cả 60 phụ nữ mãn kinh dùng 0,625 mg estrogen hoặc giả dược. Vào cuối đợt 12 tháng, phụ nữ được chọn ngẫu nhiên vào nhóm estrogen đã có sự tăng độ dày da được đo bằng siêu âm và tăng 33% cùng 1 vị trí được đo từ mẫu sinh thiết.

Varila và các cộng sự sử dụng phân tích chất lỏng và kính hiển vi điện tử đã chứng minh được sự kích thích tổng hợp collagen trên 12 phụ nữ mãn kinh được điều trị bằng estrogen tại chỗ trong 3 tháng. Nghiên cứu này không chứng minh bất kỳ tác động cục bộ của liệu pháp estrogen. Callens và cộng sự đã đánh giá hiệu quả của estrogen tại chỗ về độ dày của da ở 98 phụ nữ mãn kinh. Những người tham gia nghiên cứu được chia làm 2 nhóm dựa trên việc sử dụng hormon thay thế. Nhóm kiểm soát gồm 49 phụ nữ mãn kinh không dùng hormon thay thế. Nhóm điều trị gồm 49 phụ nữ mãn kinh dùng 17b-estradiol gel (36 bệnh nhân) hoặc estradiol ngoài da (13 bệnh nhân). Trong số 49 bệnh nhân điều trị, 48 bệnh nhân nhận thất sự xuất hiện của progestin. Dùng sóng siêu âm mode B tại 5 vùng da (bên trong, bên ngoài cẳng tay, ngực, trán và khu vực dùng estrogen đã chứng minh độ dày của da tăng ở tất cả các vị trí đó ở phụ nữ trong nhóm điều trị so sánh với nhóm chứng. Sự gia tăng đáng kể ở vùng da bên trong và bên ngoài cánh tay và đáng kể hơn ở ngực và vùng sử dụng estrogen. Những phát hiện này cho thấy cả tác động tại chỗ và toàn thân trong việc làm dày da khi dùng estrogen tại chỗ.

Các tác động toàn thân của việc dùng estrogen tại chỗ vẫn còn tranh cãi. Trong một nghiên cứu của Castelo-Branco và cộng sự về việc dùng estrogen tại chỗ mang lại sự gia tăng collagen hệ thống cao hơn so với các đường khác. Trong khi ở một nghiên cứu khác của Varila và cộng sự thì sự tác động chỉ khu trú ở vùng tiếp xúc. Tuy nhiên, thời gian điều trị trong nghiên cứu thứ 2 ngắn hơn đáng kể (3 tháng so với 12 tháng).

Những tác động tích cực của estrogen lên độ dày của da và collagen cũng có nhiều tranh cãi. Năm 1989, Bolognia và các cộng sự thực hiện một nghiên cứu mù đôi, giả dược có kiểm soát khi thay thế hormon trong 6 tháng với 17b-estradiol qua da (50 hoặc 100 µm) trên 46 phụ nữ mãn kinh trong đó các triệu chứng trên da được đánh giá bằng bảng câu hỏi và kiểm tra dấu hiệu. Họ báo cáo sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa nhóm có triệu chứng khô, ngứa, bầm và mỏng da và nhóm có các triệu chứng nhẹ hơn như khô, bầm hoặc rậm lông. Một nghiên cứu mở, không ngẫu nhiên trên 43 phụ nữ tiền mãn kinh sớm dùng 12 tháng estradiol (2mg 17b-estradiol hoặc 2mg estradiol valerate) (n=29) hoặc dùng làm đối chứng (n=14) cũng không có khác biệt có ý nghĩa về mô học bao gồm lượng collgaen và độ dày da. Họ đã dùng 4 phương pháp độc lập để phát hiện những thay đổi các thành phần trong da: đo siêu âm độ dày của da, đo tổng lượng collagen, đo lượng procollagen propeptide trong dịch hút và nhuộm miễn dịch. Điều thú vị là cả hai nghiên cứu này chọn lựa phụ nữ mới mãn kinh. Bolognia và các cộng sự nghiên cứu trên đối tượng vô kinh trong 4 tháng còn Haapasaari và các cộng sự yêu cầu vô kinh trong ít nhất 6 tháng nhưng dưới 2 năm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sen Spa