ESTROGEN VÀ LÀN DA: ẢNH HƯỞNG CỦA ESTROGEN, MÃN KINH VÀ LIỆU PHÁP HORMONE THAY THẾ TRÊN DA (PHẦN 4)

Lão hóa: đàn hồi và nếp nhăn

Sự lỏng lẻo và nếp nhăn là hai dấu hiệu của lão hóa có liên quan đến sự mất elastin trong da. Bolognia và các cộng sự đã đề xuất mối liên hệ giữa sự thiếu hụt estrogen và sự thoái hóa các sợi elastin. Các sợi elastin ở phụ nữ mã kinh được nghiên cứu bằng đèn và kính hiển vi. Những thay đổi siêu cấu trúc được ghi nhận ở phụ nữ mãn kinh sớm. Với những thử nghiệm sinh học, Punnonen và các cộng sự quan sát thấy sự gia tăng cục bộ về nồng độ và kích thước sợi elastin trong 50% (7 trong 14) người trên những phụ nữ mãn kinh dùng 2mg/ngày estiol trong 3 tuần. Nghiên cứu được bàn luận bởi Varila và các đồng sự cho thấy sự cải thiện tại chỗ về mặt hình thái học của các sợi elastin trong vòng 3 tháng dùng estradiol cho vùng da bụng. Ngược lại, một số nghiên cứu không cho thấy hiệu quả tích cực trên sợi elastin khi bổ sung estrogen. Haapasaari và các cộng sự cho thấy không có sự thay đổi tương xứng ở các khu vực có sợi elastin khi phân tích bằng hình ảnh từ kính hiểu vi sau 12 tháng dùng liệu pháp hormon thay thế (2mg 17b-estradiol hay 2mg estradiol valerate). Sauerbronn và các cộng sự đã báo cáo hàm lượng collagen ở phụ nữ mãn kinh sau 6 tháng dùng liệu pháp estradiol, không tìm thấy khác biệt đáng kể từ đường nền lượng sợi elastin.

Hình 6 Sự lão hóa da theo thời gian

Môt số nghiên cứu đã đánh giá tác động của estrogen lên sự kết cấu làn da thông qua các phương pháp không xâm lấn. Pierard và các cộng sự đã so sánh khả năng co dãn của da, sử dụng các thiết bị chuyên dụng, giữa 3 nhóm phụ nữ: 43 phụ nữ chưa mãn kinh, 46 phụ nữ đã mãn kinh dùng hormon thay thế (0,625 mg estrogen liên hợp với 5 mg medrogestone trong 12 ngày cuối mỗi chu kỳ) và 25 phụ nữ mãn kinh không dùng hormon thay thế. Họ phát hiện thấy sự gia tăng đột ngột khả năng giãn nở da ở những phụ nữ mãn kinh không dùng hormon thay thế. Henry và các cộng sự đánh giá các đặc tính cơ học của da mặt ở 180 phụ nữ từ 18 đến 67 tuổi, dùng thiết bị chuyên dụng. Mỗi mười tuổi được đại diện bởi 30 bệnh nhân, ngoại trừ từ 48-57 tuổi được đại diện bởi 60 bệnh nhân, phân bố đều cho các nhóm phụ dựa trên việc sử dụng hormon thay thế. Sử dụng hormon thay thế được giới hạn thống nhất ở 0,625 mg/ngày đối với estrogen liên hợp hoặc estradiol 2 mg/ngày kèm progestin trong 12 ngày cuối mỗi chu kỳ. Các tác giả cho thấy sự tăng giãn nở và giảm đàn hồi của làn de đi cùng quá trình lão hóa. Tuy nhiên, họ thấy rằng liệu pháp hormon thay thế có thể làm chậm các thay đổi này. Gần đây nhất, Sator và các cộng sự đã nghiên cứu ngẫu nhiên 24 phụ nữ mãn kinh dùng estrogen tại chỗ, estrogen tại chỗ và progesterone  uống, estrogen uống và progesterone hoặc không điều trị. Sau 6 tháng điều trị, sự cải thiện độ đàn hồi quan sát thấy ở tất cả các nhóm có điều trị so sánh với nhóm chứng. Các phương pháp đo lường không xâm lấn cũng được sử dụng để đánh giá hiệu quả quả estrogen trên nếp nhăn. Creidi và các cộng sự trong một nghiên cứu ngẫu nhiên, mù đôi và dùng giả dược có kiểm soát trên 54 phụ nữ cũng cho báo cáo về sự cải thiện trong đánh giá lâm sàng sau 24 tuần điều trị bằng kem Premarin bôi trên mặt trước khi đi ngủ. Tuy nhiên, bệnh nhân tự đánh giá không phản ánh bất cứ thay đổi gì kể cả nếp nhăn. Schmidt và các cộng sự trong một nghiên cứu trên 59 tiền mãn kinh, cho thấy sự giảm đáng kể nếp nhăn khi dùng estradiol hoặc estriol thoa trên mặt trong 6 tháng. Castelo-Branco và các cộng sự đánh giá những ảnh hưởng của liệu pháp hormon thay thế trên nếp nhăn ở phụ nữ mãn kinh và thấy rằng việc sử dụng liệu pháp hormon có lợi trong việc giảm nếp nhăn cho những người không hút thuốc nhưng dường như không hiệu quả trên người hút thuốc. Phân tích dữ liệu từ Khảo sát về sức khỏe và dinh dưỡng quốc gia cho thấy việc sử dụng estrogen giúp ngăn ngừa nếp nhăn ở phụ nữ mãn kinh. Cuộc khảo sát này được tiến hành từ năm 1971 đến 1974 trên 28.000 người và 3875 phụ nữ mãn kinh. Thông tin thu được từ khảo sát (tình trạng mãn kinh và các test lâm sàng về da) và theo dõi các cuộc khảo sát vào những năm 1982, 1984 và 1986 (dùng hormon thay thế) để tính toán sự tác động của estrogen lên các thông số lão hóa da. Tuy nhiên, nhược điểm của khảo sát này ở chỗ độ trễ từ 9-15 năm khi dừng estrogen thay thế. Tuy nhiên, đây là nghiên cứu có số mẫu lớn nhất đến nay.

Làm lành vết thương

Quá trình làm lành vết thương được đặc trưng bới phản ứng viêm, tiếp theo là sự hình thành mô hạt, biểu mô và cuối cùng là tái tạo mô. Chậm lành vết thương thường xảy ra ở những người lớn tuổi và estrogen cho thấy đóng vai trò quan trọng trong quá trình làm lành vết thương. Ashcroft và các cộng sự đã chứng minh rằng có thể cải thiện sự làm lành vết thương ở cả nam và nữ lớn tuổi khi điều trị bằng estrogen tại chỗ. Trong tất cả 36 bệnh nhân ở nghiên cứu mù đôi ngẫu nhiên đều được điều trị bằng estrogen tại chỗ hoặc miếng dán giả dược. Mỗi bệnh nhân được làm 2 mẫu sinh thiết trên miếng dán 4mm ngày sau khi đặt. Kỹ thuật này cho phép vết thương tiếp xúc với estradiol trong nhóm điều trị. Miếng dán được cố định bằng băng gạc và giữ nguyên trong 24 giờ. Các vết thương sau đó được cắt bỏ sau 7 hoặc 80 ngày và kiểm tra dấu hiệu trong việc làm lành vết thương. Nhóm được điều trị bằng estrogen cho thấy có sự giảm kích thước vết thương đáng kể, tăng lượng collagen và tại ngày 80 sau khi bị thương, quan sát thấy tăng cường độ cứng được cho là có liên quan với lực gây ra vết thương. Ngoài ra, tỷ lệ các vết thương chuyển thành mãn tính cũng thấp hơn ở nhóm dùng estrogen. Một nghiên cứu ca trên phụ nữ lớn tuổi từ 65 đến 95 tuổi quan sát thấy giảm từ 30-40% chỉ mạch máu hoặc áp lực loét trên những bệnh nhân dùng liệu pháp hormon thay thế. Một đáp ứng viêm quá mức kết hợp với ly giải protein được cho là liên quan đến sự chậm lành vết thương ở người lớn tuổi. Nồng độ cao các enzyme ly giải protein như elastase và lượng bạch cầu tăng cao được quan sát thấy ở những bệnh nhân lớn tuổi. Đầu tiên, người ta cho rằng estrogen làm tăng nồng độ TGF-b1, một cytokine tham gia vào sự tăng sinh tế bào, biệt hóa và tăng sinh mạng lưới. Estrogen đã được chứng minh là làm giảm hoạt tính hóa học và độ bám dính của bạch cầu trung tính do đó làm giảm nồng độ elastase trong các vết thương và giúp cải thiện mạng lưới tế bào. Gần đây nhất, một nghiên cứu trên chuột đã gợi ý rằng estrogen có thể tác động vào yếu tố ức chế di chuyển đại thực bào. Những con chuột thiếu estrogen cho thấy mức độ yếu tố ức chế di chuyển đại thực bào cao. Vai trò của estrogen trong làm lành vết thương phức tạp và chưa được hiểu hết; tuy nhiên, những bằng chứng cho thấy nó có tác dụng thúc đẩy việc làm lành vết thương.

Sự xuất hiện sẹo cũng có phụ thuộc vào tình trạng estrogen. Ashcroft và các cộng sự báo cáo về sự xuất hiện của các vết sẹo (màu sắc, kết cấu và hình dạng) ở bệnh nhân lớn tuổi so sánh với bệnh nhân trẻ tuổi, với những bệnh nhân lớn tuổi có sẹo phẳng, nhạt màu. Bệnh nhân trẻ có xu hướng hình thành sẹo màu, biến dạng. Quan sát trên kính hiển vi thấy ở bệnh nhân lớn tuổi thấy viền sẹo hình răng cưa, mạch máu nhú lớn và collagen đan thành rỗ. Trong khi đó, ở bệnh nhân trẻ tuổi quan sát thấy viền sẹo phẳng và các lớp collagen dày đặc. Việc sử dụng liệu pháp hormon thay thể trên bệnh nhân lớn tuổi dẫn đến việc hình thành sẹo giống với bệnh nhân trẻ về mặt hình dạng bên ngoài và quan sát trên kính hiển vi. Những thay đổi về tính chất của sẹo theo tuổi có thể liên quan đến TGF-b1. Sự trung tính của TGF-b1 có tác dụng chống hình thành sẹo ở một số vết thương đang lành. Ashcroft và các cộng sự đã chứng minh được sự giảm đáng kể lượng TGF-b1 trong vết thương của bệnh nhân lớn tuổi được điều trị bằng liệu pháp thay thế hormon. Các tương quan giữa cái thiện tính chất của vết sẹo và giảm lượng TGF-b1 ở bệnh nhân lớn tuổi và tính chất sẹo yếu với lượng TGF-b1 cao hơn ở bệnh nhân lớn tuổi hoặc bệnh nhân lớn tuổi với liệu pháp hormon thay thể cho chúng ta gợi ý về nguồn gốc của sự thay đổi tính chất sẹo theo thời gian.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sen Spa