FLAVONE, ISOFLAVONE VÀ TÁC DỤNG CHỐNG LÃO HÓA DA

Với vùng ứng dụng rộng, các thành phần hoạt chất đa chức năng đặc biệt nhận được nhiều sự quan tâm trong ngành chăm sóc da. Bên cạnh vittamin, các polyphenol cũng có tiềm năng hứa hẹn. hai đại diện nổi bật nhất của nhóm chất này là các flavone và isoflavone.

Polyphenol là những hợp chất tự nhiên được hình thành trong thực vật. Do cấu trúc thơm giàu electron với nhiều nhóm hydroxy, chúng được xếp vào nhóm những thành phần có tiềm lực chống oxy hóa mạnh nhất. Hiệu quả chống oxy hóa của các polyphenol được tăng cường bởi tính chất đặc trưng của chúng trong việc tạo phức với các kim loại nặng như sắt, từ đó cũng làm bất hoạt những kim loại này.

Tùy thuộc vào cấu trúc, các polyphenol hấp thu năng lượng của ánh sáng nhìn thấy và bức xạ UV ở những bước sóng khác nhau. Vì vậy, chúng rất đa dạng về màu sắc, góp phần tạo màu cho nhiều loại hoa quả và không ngạc nhiên khi được sử dụng như các loại thuốc nhuộm tự nhiên. Ví dụ mã của quercetin là C.I. Natural Yellow 10. Nhiều polyphenol cũng có các tác dụng kháng khuẩn và kháng nấm.

Chống lại hiện tượng lão hóa sớm

Chiết xuất thực vật chứa các flavone và isoflavone là thành phần thú vị được sử dụng trong các sản phẩm chăm sóc da để ngăn ngừa lão hóa. Những biến động về nội tiết tố trong giai đoạn kinh nguyệt, mãn kinh và sau mãn kinh cũng như những biến đổi theo tuổi tác phản ánh trên da có thể được điều trị. Vì vậy, có rất nhiều nghiên cứu về các tác dụng của phytohorrmone. Tuy nhiên, sự liên quan ứng dụng không phải lúc nào cũng rõ ràng. Các nhà nghiên cứu sử dụng nhiều kết quả in-vitro mà thực tế không phản ánh được tình trạng da ở người. Dù vậy, trong điều kiện kinh tế thị trường ngày nay, vấn đề này có xu hướng bị bỏ qua.

Đối với đặc tính chống oxy hóa của một số hợp chất thì khác. Như một quy luật chung, nó được nhận thấy trong các nghiên cứu in-vivo, dù vậy vẫn thường được đánh giá quá mức về hiệu ứng chống lão hóa bền vững. Các chất chống oxy hóa nổi tiếng là quercetin có trong măng, hành và việt quất; oligomer proanthocyanidin (OPC) có trong chiết xuấ hạt nho và các flavone trong trà. Giống như những thành phần chống oxy hóa khác, việc sử dụng lâu dài thường mang lại hiệu quả làm trắng (có thể liên quan đến việc ức chế men tổng hợp melanin – tyrosinase). Đối với một số thành phần như genistein, sự ức chế hình thành AGE (Advanced Glycation Endproducts – những sản phẩm cuối cùng của phản ứng glycation góp phần nhất định vào sự lão hóa) cũng có thể được quan sát thấy.

Các flavone từ chiết xuất kigelia, quercetin, luteolin và 6-hydroxyluteolin cũng có tác dụng chống oxy hóa. Các glycoside của chúng giúp ổn định các mao mạch và mô liên kết trên bề mặt, kèm theo là hiệu quả căng da đáng kể giúp chúng đặc biệt được sử dụng trong các sản phẩm dưỡng da vùng mắt và trên ngực.

Các tác dụng bảo vệ mạch máu và giảm sưng tấy của các flavone được ứng dụng trị liệu trong các chế phẩm điều trị tĩnh mạch, đặc biệt là rutin – glycoside của quercetin thu được từ lá kiều mạch. Rutin cũng có đặc tính kháng viêm và nhiều tác dụng khác được dùng làm cơ sở cho nhiều phương pháp trị liệu tự nhiên. Tương tự đối với hesperidin và diosmin, cả hai cũng được dùng trong điều trị giãn tĩnh mạch. Các loại thảo mộc có chứa nhiều flavone là kim sa núi (mountain arnica hay mountain tobacco, leopard’s pane), cúc la mã, cúc vạn thọ (marigold hay calendula) và cam thảo.

Dạng tồn tại trong thực vật

Trong chiết xuất thực vật, các flavone và isoflavone có thể tồn tại ở dạng tự do hoặc dạng glycoside (liên kết với các loại đường khác nhau). Khi chiết xuất hoặc xử lý các chiết xuất, glycoside được tách ra một phần. Glycoside thường tan tốt hơn trong nước. Đặc tính này ảnh hưởng đến nồng độ và sinh khả dụng, do vậy tất cả các chiết xuất không mang lại hiệu quả giống nhau khi dùng ngoài da. Tên gọi cũng có thể dễ gây nhầm lẫn. Genistin (không có “e”) là hợp chất của genistein với glucose. Tương tự, daidzin là glycoside của daidzein với glucose.

Bên cạnh các tác dụng mang lại của polyphenol, nhiều chiết xuất cũng tạo nên hiệu quả cộng gộp với các thành phần khác. Do đó, cả các hợp chất lẫn chiết xuất đều là đề tài được quan tâm nghiên cứu ứng dụng cho các mục đích thẩm mỹ.

Mặc dù các isoflavone gắn vào thụ thể oestrogen, sự chuyển hóa của chúng là hoàn toàn khác biệt. Các hiệu ứng nội tiết tố thứ cấp sẽ không xảy ra bởi chúng đã thoái hóa ở làn da. Các tác động trên hệ thống vẫn chưa được quan sát thấy trong giới hạn các sản phẩm chăm sóc da.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sen Spa