LĂN KIM (PHẦN I)

I. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ LĂN KIM

Trong lĩnh vực y khoa Da liễu, phương pháp lăn kim là một phương pháp phổ biến điều trị nhanh chóng các vấn đề như sẹo mụn, nếp nhăn và làm trẻ hóa da. Phương pháp này còn được biết tới với những cái tên khác như kích thích sản sinh collage, Micro-needling. Lăn kim là một kỹ thuật không quá khó khăn nên dễ dàng tiếp cận sau một khóa đào tạo ngắn.

  1. Lịch sử

Tóm tắt sơ lược về lịch sử hình thành phương pháp này:

Năm 1991: Orentreich mô tả phương pháp lăn kim trong điều trị sẹo.

Năm 1997: Camirand và Doucet mô tả phương pháp lăn kim với súng xăm trong điều trị sẹo.

Năm 2006: Fernandes phát triển liệu pháp kích thích sản sinh collagen với lăn kim. Dụng cụ được sử dụng là một đầu lăn gồm 192 mũi kim xếp trên 8 hàng, dài từ 0,5 – 1,5 mm, đường kính là 0,1 mm. Kim dùng trong kỹ thuật này được sản xuất bằng công nghệ mài mòn ion trên silicon hoặc dùng thép không gỉ. Dụng cụ được tiệt trùng bằng tia gamma và đầu kim được khuyến cáo chỉ nên dùng 1 lần.

  1. Nguyên tắc và cơ chế tác động

Da người bình thường dày khoảng 1,5 mm và gồm 3 lớp biểu bì, trung bì và hạ bì. Biểu bì là lớp ngoài cùng của da, có chức năng là hàng rào bảo vệ da khỏi mất nước và những sự xâm nhập từ môi trường bên ngoài. Vượt qua được lớp biểu bì là một trong những yêu cầu được đặt ra cho những sản phẩm sử dụng ngoài da. Thời gian gần đây, lăn kim nổi lên như là một phương pháp giúp đưa các hoạt chất đi qua lớp biểu bì.

Những mũi kim trong kỹ thuật lăn kim giúp thúc đẩy việc sản sinh collagen mới thông qua việc phóng thích các yếu tố tăng trưởng và tăng cường hấp thu cũng như xâm nhập của các thành phần có hoạt tính từ các đường vi tổn thương.

Ngày nay chúng ta biết rất rõ ràng sự lành vết thương và các rối loạn biểu mô được kiểm soát bởi tín hiệu điện phát ra từ các mũi kim xuyên qua các lớp da. Những mũi kim nhỏ nhưng sắc bén có thể cắt thủng dọc, ngang vết sẹo và kích thích hình thành sợi collagen mới làm đầy vết sẹo. Đồng thời, các mũi kim cũng phá vỡ các sợi collagen cũ và cứng của vết sẹo, cho phép các mao mạch tăng cường bơm máu đến mô sẹo. Tái thông mạch máu và tăng tưới máu giúp thay đổi sắc tố da xung quanh sẹo. Tất cả đều là các quá trình sinh lý tự nhiên. Vì vậy, bóc tách lớp biểu bì là không cần thiết khi các mũi kim cũng sẽ phá vỡ các liên kết giữa collagen và các sợi cân dưới da. Trong mọi trường hợp, phương pháp này được đề nghị thực hiện trước khi quyết định thực hiện bóc tách biểu bì.

Hình : Cơ chế hoạt động của lăn kim. Sau khi vết sẹo bị thủng, mao mạch, tĩnh mạch, động mạch và nguyên bào sợi di chuyển đến vết sẹo.

  1. Chỉ định

Sẹo mụn

Da bị lão hóa, nếp nhăn

Lỗ chân lông to

Rạn da

Tăng sắc tố sau viêm

Rụng tóc

  1. Chống chỉ định

Phụ nữ mang thai và cho con bú

Đang đợt cấp mụn

Rối loạn cảm quan

Đang điều trị thuốc cản quang gần đây

Đang bị nhiễm khuẩn hoặc virus

(Xem tiếp phần sau)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sen Spa