LÃO HÓA DA (PHẦN 3)

Thủ thuật xâm lấn

Có một vài thủ thuật xâm lấn hầu như đều tái tạo bề mặt lớp biểu bì như loại bỏ lớp biểu bì bị tổn thương và thay thể các mô mới, đôi khi kích thích sản sinh collagen. Các phương pháp này có thể kiểm soát lượng GF, cytokin và telomerase. Tương lai gần chúng có thể sẽ được cải tiến thành các liệu pháp di truyền.

Thay da hóa học

Thay da hóa học là phương pháp dùng hóa chất gây bong tróc da nhằm tái tạo một làn da mới sau quá trình viêm ở biểu bì và trung bì. Thay da hóa học có thể được phân loại theo độ sâu. Thay da rất nông [α-β-, lipo-hydroxy acids (HA), trichloroacetic acid (TCA) 10–30%] tẩy tế bào chết lớp biểu bì mà không sâu hơn lớp đáy. Thay da trung bình (TCA above 30 to 50%) là đến lớp trung bì nông. Thay da sâu (TCA > 50%, phenol) thấm đến lớp dưới của trung bì. ĐỘ sâu của thay da phụ thuộc không chỉ vào hoạt chất thay da mà còn phụ thuộc vào pH của dung dịch và thời gian áp dụng.

Một số thay đổi trên làn da được ghi nhận sau vài tuần: lớp biểu bì được thay mới, sắc tố xuất hiện và phân bố lại, tế bào đáy có những túi melanin nhỏ, phân bố đều, độc giày của lớp đáy đồng nhất, lớp trung bì và biểu bì xuất hiện collagen, sợi elastin hình thành một mạng lưới mới.

Thay da nông có mục tiêu là lớp sừng, làm bong tróc và tăng cường hoạt động của các enzyme ở lớp biểu bì dẫn đến ly giải lớp biểu bì và bong tríc. Thay da trung bình có cơ chế là đông tụ protein màng tế bào, phá hủy các tế bào biểu bì và tùy theo nồng độ mà sẽ tác động đến lớp trung bì. Thay da sâu gây đông tụ protein và ly giải biểu bì hoàn toàn, tái cấu trúc lớp đáy và tái cấu trúc lớp trung bì. Độ sâu của quá trình thay da tương quan với những tác dụng phụ tiềm ẩn như tăng sắc tố, đồi mồi, nhiễm trùng và đặc biệt là nhiễm herpes. Cơ chế hiệu quả của thay da hóa học vẫn còn chưa rõ. Một vài ký giải được đề xuất như tăng cường lượng collagen, nước và GAG trong trung bì, sự cải thiện độ đàn hồi của da và nếp nhăn sau khi thay da hóa học có thể là do tăng lượng Col-1 kèm theo hoặc không kèm theo tăng Col-3, các sợi collagen cũng được tái sắp xếp lại.

Hình 1. Minh họa thay da hóa học

Ánh sáng nhìn thấy: IPL, laser, RF nhằm tái tạo làn da

Trẻ hóa da không bong tróc là một công nghệ có nguy cơ thấp, thời gian nghỉ dưỡng thaaso và có thể cải thiện quá trình lão hóa mà không gây tổn thương. Cơ chế của phương pháp này được cho là hiệu ứng nhiệt chọn lọc làm biến tính collagen trong trung bì dẫn đến tái tổng hợp. Trẻ hóa da không bong tróc giúp da được trẻ hóa sau một quá trình bị tổn thương nhẹ bên trong. Điều trị lão hóa quang hóa được chia làm điều trị mạch máu và ban đỏ, rối loạn sắc tố, thay đổi lỗ chân lông (type I) và cải thiện tình trạng lão hóa trung bì, biểu bì (type II). Biểu bì và trung bì nông có thể đưuọc tác động bởi 2 cơ chế: (a) tác động đến các nhóm mang màu ở lớp trung bì và vị trí giữa biểu bì-trung bì hoặc (b) tác dụng của tia hồng ngoại.

Những thiết bị điều trị vấn đề về mạch máu và rối loạn sắc tố là các laser có bước sóng 532-, 585-, 595-, 755-, 800- và 1064- cũng như IPL có bộ lọc bước sóng (Hình 2). Laser ở bước sóng 1.320, 1.450 và 1.540 nm tác động đến nước nội bào và ngoại bào và PDL tác động đến oxyhemoglobin hiện nay được dùng để trẻ hóa ánh sáng type II. Hiệu quả lâm sàng của phương pháp không bong tróc yếu hơn phương pháp gây bong tróc, tuy nhiên, sự hình thành collagen mới và cải thiện nếp nhăn đã được ghi nhận. Sự giảm nếp nhăn trên mặt nhờ sử dụng IPL thì hiệu quả thấp hơn so với dùng laser nhưng ở trẻ hóa type I, IPL lại hieeuk quả hơn laser với cùng mức năng lượng. Phân tích về cấu trúc và mô học giúp xác nhận lại hiệu quả của sự hấp thu ánh sáng (532, 585, 595, có hoặc không có 1064-nm Nd:YAG laser) trên mạch máu của lớp trung bì nông, dẫn đến giải phóng các chất trung gian gây viêm và GF do kích thích tế bào sợi, điều chỉnh mô, kích thích sản sinh collagen và elastin thay thể cho mô tổn thương ban đầu. Sự gia tăng độ dày của vùng grenz, monoclonal chondroitin sulfate và procollagen type III cũng như chất lượng của Col-193 được đo lường sau 2 lần điều trị với PDL. Sự gia tăng lượng collagen trung bì đã được kiểm chứng bằng phương pháp siêu âm và xét nghiệp phóng xạ miễn dịch. Trẻ hóa da không bong tróc không thể thay thế cho trẻ hóa bằng laser. Tuy nhiên, có nhiều dữ liệu về mô học so sánh giữa phương pháp gây bong tróc và không gây bong tróc.

Hình 2. Bệnh nhân nữ 45 tuổi với những dấu hiệu lão hóa quang hóa: rối loạn sắc tố, đồi mồi (A) trước (B) sau 1 lần điều trị với IPL bộ lọc bước sóng 550 nm

Hình ảnh mô học của da trước và sau khi điều trị với các loại IPL khác nhau cho thấy sự hình thành collagen mới trong lới trung bì lưới và trung bì nhú, đồng thời tăng sinh nguyên bào sợi và giảm sự ly giải elastin. Trong khi các vấn đề về mạch máu và sắc tố được cải thiện ngay thì đáp ứng trên collagen chỉ thấy được sau từ 3-12 tháng điều trị. Trẻ hóa làn da bằng laser dược chứng minh là hiệu quả trong việc tái tạp lớp biểu bì, săn chắc collagen, kích thích sản sinh collagen mới, tái tạo làn da diện rộng; kết quả thu được là sự cải thiện làn da lâu dài; tuy nhiên tác dụng phụ có thể kể đến như ban đỏ, tăng hoặc giảm sắc tố, nhiễm trùng hoặc tạo sẹo. Gần đây, fractional CO2, laser erbium glass hoặc erbium –YAG cũng được sử dụng với ưu điểm là tốn ít thời gian phục hồi và tác dụng phụ. Các thiết bị này phát ra năng lượng tác động lên da tạo thành các trụ năng lượng vuông góc với trung bì, tạo ra những tổn thương vi điểm cho cả biểu bì và trung bì. Sau khi bị tổn thương, quá trình hồi phục sẽ giúp bệnh nhân có được một làn da mới tươi trẻ và săn chắc hơn. Mặc những thay đổi về mặt phân tử của các phương pháp laser bong tróc và không bong tróc vẫn chưa được làm rõ nhưng vẫn thấy một số yếu tố đóng vai trò khá quan trọng như protein sốc nhiệt (HSP), yếu tố tăng rtuowrng (TGF-β), các MMP khác nhau, enzym tổng hợp acid hyaluronic, mARN tiền thân của collagen type I và III sau 6 tháng. RF đơn cực không xâm lấn cũng là một phương pháp làm săn chắc da và kích thích sản sinh collagen sau một lần điều trị. Không giống với laer, công nghệ RF tạo ra dòng điện, nhiệt xuyên qua lớp trung bì tác động đến lớp mỡ dưới da. Tuy nhiên, hiện nay RF vẫn chưa được sử dụng phổ biến trong lão hóa do nhiều tác dụng phụ được nghiên cứu thấy.

Từ những thông tin trên chúng ta thấy rằng việc sử dụng các thiết bị ánh sáng trong điều trị lão hóa là khá đa dạng với nhiều ưu nhược điểm khác nhau, chính vì vậy lựa chọn phương pháp hiệu quả cho từng cá nhân là việc làm cần thiết. Mục tiêu cuối cùng là giảm được tối đa các tác dụng phụ như rối loạn sắc tố, sẹo… nhưng lại giúp trẻ hóa làn da, giải quyết được các vấn đề của làn da lão hóa.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sen Spa