PHƯƠNG PHÁP PHẪU THUẬT NÂNG NGỰC NHỜ CẤY MÔ TỰ THÂN (Phần I)

 

Giới thiệu

Cấy ghép mô mỡ tự thân là một kỹ thuật thẩm mỹ đầy hứa hẹn trong việc điều trị sẹo rỗ và lựa chọn thay thế tối ưu hơn những phương pháp đòi hỏi việc cấy vật liệu tổng hợp hoặc khác loài. Ngoài ra, cấy ghép mô mỡ tự thân được quan tâm nhiều nhất ở mục đích nâng ngực, nhưng không nhiều bác sĩ chuyên môn có thể thực hiện hoàn hảo thủ thuật này. Phương pháp này vẫn còn khá nhiều tranh cải về tính an toàn và nguy cơ canxi hóa mô mềm vùng ngực (kết quả được quan sát nhờ phương pháp chụp nhũ ảnh). Gần đây, cấy mô mỡ tự thân lại được đánh giá là phương pháp thay thế an toàn hơn so với phương pháp cấy ghép các loại chất độn. Phương pháp này còn có thể sử dụng để phát hiện các nguy cơ phóng xạ tồn tại trong mô vú.

Một hướng tiếp cận mới có tên gọi là hỗ trợ cấy ghép tế bào mô mỡ (cell-assisted lipotransfer – CAL) cho phép tách chiết tế bào gốc từ mô mỡ để làm tăng sinh mô mỡ tại vú. Phương pháp này được phát triển dựa trên những số liệu cho thấy lượng mỡ hút ra từ phương pháp truyền thống rất nghèo tế bào gốc mỡ.

Tế bào mô mỡ tiền thân

Các tế bào có hình dạng tương tự nguyên bào sợi được hút ra từ mô mỡ được phân chia theo nhiều dòng tế bào khác nhau như: tế bào tạo mô mỡ (adipogenic), tế bào tạo xương (osteogenic), tế bào sinh sụn (chondrogenic), tế bào sinh cơ (myogenic), tế bào sinh mạch máu (cardiomyogenic) và tiền thân tế bào thần kinh (neurogenic). Tế bào mô mỡ tiền thân có giá trị nhất trong phương pháp nâng ngực nhờ vật liệu nội sinh. Mô mỡ được bao bọc xung quanh bởi mạch máu và tế bào mô mỡ tiền thân có khả năng biệt hóa thành mạch máu khi đã trưởng thành.

Tế bào mỡ tiền thân ở người khác với tế bào mỡ tiền thân ở các loại động vật khác ở các marker bề mặt tế bào. Ví dụ: thụ thể CD34 hiện diện ở mật độ cao trên bề mặt tế bào tạo tủy xương và nguyên bào sợi ở các loài động vật có vú khác, được ứng dụng trong điều trị các khiếm khuyết tủy xương bẩm sinh. Nếu tế bào mô mỡ được trích ly với một thể tích lớn, toàn bộ thể tích ấy có thể được sử dụng mà không cần tăng kích thước tế bào. Mặt khác, lượng tế bào mô mỡ tiền thân cao khiến phương pháp trở nên an toàn và hiệu quả hơn.

Các khái niệm về cấy mỡ tự thân

Thành phần tế bào mô mỡ

Mô mỡ chứa các thành phần chủ yếu sau: tế bào tạo mỡ (adipocytes), tế bào nội mạch, tế bào ngoại mạch, nguyên bào sợi. Tế bào tạo mỡ chiếm hơn 90% khối lượng mô mỡ nhưng chỉ chiếm khoảng 15-20% số lượng tế bào trên tổng thể mô mỡ. Tế bào tạo mỡ là tế bào tiền thân, quyết định chu kỳ đổi mới tế bào mỡ trong mô mỡ và tăng sinh mạch máu cho mô.

Dịch mỡ hút ra và tế bào tiền thân

Nhìn chung, phương pháp hút mỡ được hỗ trợ từ một loại dịch được tiêm vào mô mỡ, tế bào mỡ bị phá vỡ và được loại khỏi cơ thể nhờ tác động của dụng cụ hút áp lực âm, các cấu trúc mô liên kết dạng sợi trong mô vẫn tồn tại trong cơ thể. Lượng mỡ được hút ra chỉ chứa khoảng 50% tế bào tạo mỡ. Do tế bào tạo mỡ chỉ tập trung phần lớn ở vùng mô có mạch máu lớn., nơi tồn tại nhiều mô liên kết dạng sợi có khả năng giữ lại tế bào tạo mỡ khiến dịch mỡ hút ra ngoài cơ thể là loại dịch nghèo tế bào tạo mỡ.

Phân mãnh mô đệm

Enzyme collagenase có khả năng tiêu hủy mô liên kết, giúp dịch hút mỡ có hàm lượng tế bào tạo mỡ cao. Nếu không có sự hiện diện của collagenase, dịch mỡ hút ra chứa khá nhiều những mãnh vỡ mô đệm như tế bào mạch máu, tế bào nội mạc, bạch cầu, hồng cầu. Theo một nghiên cứu trên quy mô pilot, những tế bào có nhân tồn tại trong dịch hút ra có thành phần phổ biến như sau: 37% bạch cầu, 35% tế bào tạo mỡ, 15% tế bào nội mô. Các tế bào mô đệm được phân lập và tái sử dụng trong giai đoạn cấy mỡ vào mô đích.

Tỷ lệ tế bào tạo mỡ tối ưu

Phương pháp cấy ghép mô đòi hỏi tế bào được cấy ghép phải có tính năng có thể được biệt hóa sau khi cấy. Ví dụ: trong cấy ghép tế bào da thì những tế bào cấy ghép cần có tỷ lệ tế bào tiền thân/( tế bào đã biệt hóa) tương tự như vùng mô sẽ được cấy ghép. Nếu lượng tế bào tiền thân thấp, vùng mô được cấy ghép có nguy cơ bị teo theo thời gian sau phẫu thuật. Nhiều nghiên cứu cho thấy việc ly tâm dịch mỡ hút ra giúp gia tăng hiệu quả cấy ghép, do hiệu quả tăng cường hàm lượng tế bào mỡ và tế bào tạo mỡ trong cùng một thể tích so với khi không được ly tâm.

Khái niệm về cấy ghép mô mỡ tự thân

Quá trình làm giàu tế bào tiền thân tạo mỡ được hỗ trợ nhờ những phân mãnh mô đệm mạch máu, gia tăng tỷ lệ tế bào tiền thân tạo mỡ/tế bào mỡ. Nhiều giả thiết cho rằng, tế bào tiền thân tạo mỡ có khả năng sinh tồn cao hơn, ít có nguy cơ teo tế bào trong môi trường có mô đệm mạch máu. Việc làm giàu tế bào mỡ tiền thân còn có tác dụng hạn chế nguy cơ thiếu máu cục bộ, phù mô với áp lực cao, giảm thiểu các cytokin gây viêm và hỗ trợ tích cực trong giai đoạn hồi phục của bệnh nhân.

Vai trò của tỷ lệ tế bào tiền thân tạo mỡ/phân mãnh mô đệm mạch máu

Tế bào tiền thân tạo mỡ : ASCs (Adipose-Derived Stem)

Phân mãnh mô đệm mạch máu(Stromal Cells in Cell-Assisted)

Các nghiên cứu tiền lâm sàng đưa ra 4 vai trò chính của tỷ lệ ASCs/CLA

  • ASCs biệt hóa thành tế bào mỡ và đóng góp vào tác dụng tăng sinh mô mỡ sau khi cấy ghép
  • ASCs biệt hóa thành tế bào nội mô và tế bào mạch máu, tăng khả năng sinh tồn của mô được cấy ghép.
  • ASCs giải phóng yếu tố tăng trưởng mạch máu như yếu tố tăng trưởng hepatocyte, vốn được tăng cường khi mô bị tổn thương, thiếu oxy. Những yếu tố tăng trưởng đóng vai trò quan trọng trong chức năng dinh dưỡng, quyết định sự tồn tại của mô cấy ghép.
  • Cuối cùng và quan trọng nhất ASCs quyết định sự tồn tại của chính tế bào này. Trong mô mỡ ASCs nằm rải rác xung quanh các tế bào mỡ đã trưởng thành, xung quanh các mạch máu, quyết định vòng đời và quá trình đổi mới các tế bào mỡ (chu trình đổi mới tế bào mỡ trong khoảng 2-7 năm). Tuy nhiên, vòng đời của những mô mỡ cấy ghép chỉ trong khoảng 2-3 tháng do nguy cơ thiếu máu cục bộ và áp lực nội mô. Vì vậy, tỷ lệ ASCs trong dịch mỡ hút ra ảnh hưởng trực tiếp đến nguy cơ teo mô cấy ghép sau phẫu thuật. Nguy cơ này thường xảy ra trong khoảng 6 tháng đầu sau phẫu thuật.

Kỹ thuật

Vị trí lấy mỡ phụ thuộc và BMI của bệnh nhân. Nếu BMI > 25, 1500ml dịch mỡ hút từ vùng bụng, hai bên sườn, đùi bên. Nếu BMI <20, nên hút mỡ từ vùng bụng và đùi. Sau khi vị trí hút mỡ đã được dẫn dịch nước muối vào pha loãng với ephinerine (0.001%) với tác dụng gây mê toàn thân. Dịch mỡ được hút ra khỏi cơ thể nhờ một ống thông có đường kính trong 2.5 mm, dưới sự hỗ trợ của một thiết bị tạo áp suất âm. Khi đã thu được phân nữa lượng dịch cần hút (khoảng 500-800ml), bác sĩ sẽ tiến hành thu thập SVF. SVF được phân lập từ cả dịch mỡ và mô mỡ từ dịch hút. Quá trình phân lập diễn ra trong khoảng 80 phút, một nữa lượng thể tích dịch sẽ được giữ lại và đóng vai trò như khung sườn cho mô cấy ghép sau này. Lượng dịch được ly tâm 700xg trong 3 phút, các tế bào mỡ nổi trên bề mặt sẽ được tách riêng và chứa trong một thiết bị chứa bằng kim loại, rồi đem đi trữ lạnh.

Bác sĩ sử dụng ống tiêm 10ml hoặc 20ml loại có xoắn khóa ở đầu nối ống thông và giữa ống thông với kim tiêm, nhằm dễ dàng kiểm soát lượng dịch. Để giảm thời gian phẫu thuật, cả hai ống tiêm sẽ được sử dụng trong suốt thời giai đoạn tiến hành. Nếu một ống tiêm được tiêm vào mô vú thì ống tiêm còn lại được chứa sẵn dịch mô đệm và ở vị trí sẵn sàng.

 Thao tác này đảm bảo, mô đệm được phân bố đều trong mô vú. Mô đệm được phân bố đều trong mô mỡ, xung quanh tuyến vú (nhưng không xâm lấn vào tuyến vú) và cả cơ màng ngực. Bác sĩ có kinh nghiệm sẽ dễ dàng phân biệt vị trí tuyến vú và cơ màng ngực. Sau khi phẫu thuật, vùng ngực sẽ được cố định vị trí bằng một thiết bị nịt (không quá chặt, bệnh nhân vẫn có cảm giác thoải mái trong sinh hoạt). Không được mát xa vùng ngực trong vòng 3 tháng kể từ ngày tiến hành phẫu thuật.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sen Spa