TÁI CẤU TRÚC SINH HỌC

Hyaluronic cao phân tử

Hyaluronic cao phân tử được cấu thành từ những monomer gồm phân tử axit hyaluronic với acetyl-glucosamine, cho phép acid hyaluronic kết hợp với uridine-triphosphate. Tuy nhiên vai trò tái cấu trúc của acid hyaluronic cao phân tử vẫn còn nhiều tranh cải vì những thực nghiệm khoa học sau:

  • Sự hiện diện của acid hyaluronic cao phân tử không kích thích sản xuất acid hyaluronic nội sinh.
  • Axit hyaluronic (0,5-1 mmol) làm giảm quá trình tổng hợp protein.
  • Acid hyaluronic nồng độ cao ngăn cản quá trình tổng hợp các matrix ngoại bào.
  • Hyaluronic acid (1 mg/mL) tăng cường sự biểu hiện của (MMP) và kích hoạt MMP vốn không hoạt động ở môi trường ngoại bào.

Nói chung, acid hyaluronic cao phân tử có tác dụng chống oxy hóa và dưỡng ẩm. Các báo cáo gần đây cho thấy acid hyaluronic (HYA) và hondroitin-4-sulphate (C4S). Hyaluronan giữ vai trò quan trọng trong nhiều chức năng sinh lý ngoại bào nhưng không có tác dụng kích thích nguyên bào sợi và các tiền tố tổng hợp nên collagen.

Acid nucleotic phân mãnh

Acid nucleotic có mặt ở tế bào chất, nhân tế bào, khoảng gian bào, ty thể và lưới nội. Sự hiện diện của acid nucleotic ở khoảng gian bào là một dấu hiệu của sự tổn thương tế bào. Bề mặt nguyên bào sợi thu nhận tín hiệu từ những tổn thương sinh học nội bào hoặc những chất trung gian hóa học của quá trình viêm. Sự kết hợp của các cấu trúc acid nucleotic phân mãnh với receptor CD39 khởi động quá trình hình thành mô sẹo. Các nhà khoa học thực nghiệm cho thấy PDRN có tác dụng tăng hoạt tính của nguyên bào sợi đến 30%, tăng cường tổng hợp collagen, fibronectin, và các cấu trúc làm đầy lớp trung bì. Các tiền tố collagen có vai trò quyết định trong việc hình thành collagen mới và tính cấu trúc mô sẹo. Các nhà khoa học khẳng định rằng:

  • Các nucleotic ngoại bào (PDRN) tăng cường tổng hợp các receptor của bazo purin trên màng tế bào.
  • Adenosine điều hòa quá trình viêm và sửa chữa mô.
  • Receptor adenosine đóng vai trò bệnh sinh gây nên xơ hóa cấu trúc da.
  • Acid nucleotic cũng được xem như một chất trung gian hóa học của cơ chế viêm.
  • Sự kích thích thụ thể purine có liên quan đến quá trình viêm mãn tính.
  • Các yếu tố gây viêm không đặc hiệu kích thích nguyên bào sợi hình thành nên các tổ chức xơ.
  • Interleukin IL-4 kết hợp với thụ thể CD40 trên màng nguyên bào sợi tăng cường khả năng tạo sợi và giảm tác dụng hủy sợi của IFN-gamma (yếu tố hoại tử khối u).

RF đối với làn da lão hóa

Ứng dụng năng lượng RF vào thẩm mỹ đã được biết đến từ khá lâu. Đây là một phương pháp được cho là có độ an toàn cao. Hiệu quả săn chắc và tạo đường nét cho cơ thể đã được chứng minh.

Khái niệm về RF (radiofrequency)

RF tạo điều kiện cho quá trình chuyển đổi năng lượng “lạnh” ở tần số cao thành nhiệt lượng. Các tế bào phơi nhiễm với RF sẽ hấp thu một phần năng lượng (do sự tồn tại của điện trở suất tế bào). Trường điện từ vùng da điều trị thay đổi biểu hiện bằng sự thay đổi điện tích và điện trở kháng của mô, dòng di chuyển của ion và phân tử. Nhìn chung, nhiệt năng được tạo ra có khả năng xuyên sâu từ 3 mm đến 9 mm với nhiệt độ phân bố đồng đều trong khoảng 55–65°C (những vùng mô xung quanh không bị tác động bởi nhiệt năng của RF). RF có khả năng làm biến tính các sợi collagen (5-30%), gây co rút tức thời các sợi collagen, hiệu ứng còn khả năng duy trì trong khoảng thời gian kéo dài từ 4 đến 6 tháng.

Cấu trúc protein tế bào được chia thành 4 mức độ: cấp 1, cấp 2, cấp 3, cấp 4. Cấu trúc cấp 1 được tạo thành bởi những đơn phân là các amino acid liên kết với nhau bằng những liên kết đồng hóa trị bền, tạo nên cấu trúc chuỗi. Những cấu trúc khác của protein được tạo thành từ những amino acid liên kết với nhau bằng những liên kết yếu, tạo nên các cấu trúc không gian 3 chiều. Những liên kết yếu dễ dàng bị phá vỡ bởi động năng của phân tử, gây phá vỡ cấu trúc không gian 3 chiều và chức năng của phân tử. Tác dụng của RF phụ thuộc vào mức năng lượng và tần số. Với tần số cao hơn 1.5 – 2 MHz, năng lượng ma sát phân tử tăng cao, nhiệt lượng tỏa ra rất lớn. Tần số dưới 0.3 MHz gây hiệu ứng kích thích thần kinh trung ương. Những tác dụng đã được thừa nhận của phương pháp RF như sau:

  • Năng lượng RF tạo ra sự chuyển động đối với các hạt tích điện trong mô, sinh ra nhiệt năng. Nhiệt năng gây co rút collgen và lắng đọng collagen mới.
  • Các tác nhân vật lý (cơ, nhiệt, điện, bức xạ) gây ra những tôn thương mô học nhất định.
  • Các kích thích không đặc hiệu tại màng tế bào nguyên bào sợi góp phần hình thành những cấu trúc xơ hóa.
  • Interleukin IL-4 khi gắn kết với CD40 trên màng nguyên bào sợi tạo ra hiệu ứng tạo cấu trúc xơ và giảm hiệu ứng tiêu xơ của yếu tố hoại tử khối u IFN.
  • Vì vậy, mặc dù hiệu quả điều trị bằng năng lượng RF được nhiều nhà thẩm mỹ học công nhận nhưng kỹ thuật này chỉ nên sử dụng để điều trị những làn da đã bị lão hóa do sự tồn tại của những tổn thương sinh học không mong muốn bên cạnh tác dụng thẩm mỹ.

Liệu pháp Laser trẻ hóa bề mặt

Năng lượng Laser có cường độ rất cao phát ra trong một khoảng thời gian cực ngắn khoảng (90ns), gây ra hiệu ứng bốc hơi và đông đặc tổ chức ở độ sâu 40 mm đến 60 mm. Hiệu quả tái tạo bề mặt của Laser khá hiệu quả. Bề mặt da được tái tạo, làm giàu collagen, săn chắc lớp da mới. Tùy vào mức năng lượng, Laser có khả năng tạo hiệu ứng đông đặc mô hoặc hoại tử mô. Những tính chất sau đây của Laser đã được ghi nhận:

  • Năng lượng Laser bước sóng 1440 nm có tác dụng tạo tiền tố collagen không bóc tách, được ứng dụng trong điều trị sẹo và nhăn da.
  • Các tác nhân vật lý (cơ, nhiệt, điện, bức xạ) gây ra những tổn thương mô học nhất định.
  • Các kích thích không đặc hiệu tại màng tế bào nguyên bào sợi góp phần hình thành những cấu trúc xơ hóa.
  • Interleukin IL-4 khi gắn kết với CD40 trên màng nguyên bào sợi tạo ra hiệu ứng tạo cấu trúc xơ và giảm hiệu ứng tiêu xơ của yếu tố hoại tử khối u IFN.

Polylactic Acid

Thời gian gần đây, polylactic acid được phát hiện về khả năng kích thích sinh học và trẻ hóa làn da, cũng như khả năng độn sinh học. Polylactic acid có khả năng gia tăng khối lượng lớp trung bì do khả năng kích thích tạo thành các tiền tố collagen thông qua trung gian nguyên bào sợi. Polylactic acid có cấu trúc vi cầu gây ra phản ứng viêm nhẹ và mức độ viêm tùy thuộc vào cơ địa bệnh nhân. Tuy nhiên, các nhà thẩm mỹ học cần lưu ý, tác dụng tân tạo collagen của polylactic acid chủ yếu hữu hiệu trên collagen tuýp 1, loại collagen cấu trúc nên mô xơ, chỉ có tác dụng trẻ hóa thẩm mỹ mà không có tác dụng trẻ hóa sinh học. Không nên sử dụng polylactic acid vào lớp hạ bì sâu và vùng cổ.

Silanone

Silanone là các silica hữu cơ được liên kết với acid salicylic bằng liên kết hydro, giúp tăng tính hòa tan của sản phẩm. Những liên kết bị phá vỡ khi trong môi trường lớp trung bì (bác sĩ cần lưu ý với những bệnh nhân dị ứng với acid salicylic). Silanone thường được ứng dụng trong điều trị nếp nhăn, sẹo, rạn da, cellulite. Sillica hữu cơ cùng với glycosaminoglycan và glycoprotein đóng vai trò quan trọng trong cấu trúc nội bào. Những cấu trúc này giảm dần theo tuổi tác. Những tác dụng đã được ghi nhận của sillica hữu cơ như sau:

  • Sillica hữu cơ cần thiết cho sự trao đổi chất bình thường của mô đặc biệt là xương, sụn và mô liên kết. Sillica được hấp thu chủ yếu qua đường tiêu hóa dưới dạng axit orthosilicic.
  • Silica hữu cơ cần thiết cho quá trình tổng hợp collagen tuýp 1 và quá trình hydroxyl hóa proline.
  • Sự thiếu hụt silica hữu cơ làm thay đổi cấu trúc mô xương, làm suy giảm chức năng Ornitina transaminase.
  • Việc bổ sung nguồn silica hữu cơ ngoại sinh có tác dụng điều tiết các cấu trúc ngoại bào và quá trình chuyển hóa calci.
  • Silica ở dạng hydroxyl hóa hoặc dạng oxy hóa được sử dụng trong y học phân tích để phân tách các phân tử có khối lượng phân tử lớn khỏi các thành phần khác trong hỗn hợp.
  • Những cấu trúc silica hữu cơ khi được đưa vào cơ thể sinh học sẽ gây ra hiệu ứng viêm, hiệu ứng viêm khi đưa trực tiếp vào trung bì sẽ khác với silica hữu cơ tại đường tiêu hóa. Silanoles có tính thân nước, có tác dụng tân tạo collagen.

Ở pH=5.7, các điện tích âm trên bề mặt tiểu phân keo sillica trở nên bão hòa, dịch keo bị đông tụ. Acid salicylic kết hợp với sillica hữu cơ nhằm kiểm soát quá trình viêm. Sillica hữu cơ chỉ nên sử dụng cho những cấu trúc da đã lão hóa.

Liệu pháp tái cấu trúc sinh học

Botulium toxin

Việc tiêm botulium toxin vào lớp trung bì có tác dụng ức chế hoạt động tuyến bã nhờn. Hoạt chất sẽ ức chế thuận nghịch cơ chế giải phóng acetycholine tại khớp động thần kinh cơ (có hiệu quả trong cơ chế giảm hình thành nếp nhăn). Nồng độ botulium toxin có thể thay đổi tùy vào mục địch sử dụng. Ứng dụng đầu tiên của botulium toxin là điều hòa những yếu tố tăng trưởng. Receptor Muscarinic kích hoạt metalloproteinase, có tác dụng giải phóng yếu tố tăng trưởng liên kết heparin (heparin-binding epidermal growth factor – HB-EGF), giữ vai trò quan trọng trong quá trình phiên mã yếu tố tăng trưởng biểu bì.

Việc sử dụng botulium toxin sau liệu trình peel da mang lại tác dụng chống oxy hóa. Acetylcholine cần thiết cho quá trình mở kênh ty thể để hình thành nên các phân mãnh oxy tái hoạt động (reactive oxygen species – ROS). Quá trình này bị gián đoạn bởi acetylcholine. Botulium toxin được sử dụng điều trị trong bệnh sùi đỏ mặt do tác dụng co mạch. Hệ Adrenergic có khả năng giải phóng adrenaline, giảm dòng máu dưới da trong khi hệ cholinergic có tác dụng giãn mạch. Cơ chế hình thành bã nhờn và bài tiết chất nhờn chịu sự ảnh hưởng của dihydrotestosterone, được khử từ hormone androgen nhờ enzyme 5-alpha reductase. Dihydrotestosterone tương tác với DNA tế bào bằng cách kích thích tổng hợp các cấu trúc RNA vận chuyển tương thích. Botulinum toxin ức chế sự bài tiết của acetylcholine, làm giảm quá trình biệt hóa tuyến bã nhờn và giải phóng chất nhờn vào nang lông. Với hàm lượng 10 đơn vị hòa loãng trong 3 ml nước, botulium toxin thường được sử dụng với tác dụng giảm tiết bã nhờn.

Acid hyaluronic

Sản phẩm Hydra Plus sử dụng acid hyaluronic không liên kết để tăng cường hàm lượng nước trung bì. Hyaluronic acid kết hợp với proteoglycans cho hiệu quả giữ nước tối ưu,  hạn chế cơ chế mất nước xuyên biểu bì, duy trì độ căng của da. Liệu trình tiến hành khoảng 1 đến 2 lần trong tháng.

Chất chống oxy hóa (anti-oxidant)

Liệu pháp ứng dụng các hoạt chất chống oxy hóa để trung hòa các tác nhân gây lão hóa luôn luôn được sinh ra trong cơ chế trao đổi chất bình thường của tế bào thông qua chuỗi truyền electron trong cơ chế sản sinh ATP – nguồn năng lượng thiết yếu cho tế bào. Nếu gốc oxy thoát khỏi chuỗi truyền và tương tác với cấu trúc sinh học mà không có sự hiện diện của các chất chống oxy hóa, cấu trúc tế bào sẽ bị tổn thương. Ngoài ra, các enzyme chống oxy hóa như glutationperoxidase có tác dụng bảo vệ lớp màng lipid. Việc tiêm vitamin C và glutathion vào lớp trung bì theo một liệu trình thường xuyên có tác dụng tối ưu hóa hàng rào bảo vệ của da (thông thường khoảng 1 tháng 1 lần). Dưới tác dụng của tia UV, phospholipase được kích thoạt giải phóng arachidonic acid và nhóm chất truyền tin  có hiệu ứng acid hóa môi trường lớp trung bì.

Hệ đệm bicarbonate

Cấu trúc keo của lớp trung bì cho phép duy trì độ phân tán của các phân tử protein. Ở pH = 7.4, các phân tử có tính acid tích điện âm bề mặt, chúng đẩy nhau và tồn tại ở trạng thái phân tán đều trong trung bì ở dạng lỏng (trang thái sol), đảm bảo những chức năng trao đổi chất bình thường của làn da. Tia UV có khả năng acid hóa môi trường ngoại bào do giải phóng hydrogen proton. Proton sẽ kết hợp với gốc carboxyl làm trung hòa điện tích bề mặt tiểu phân keo chuyển cấu trúc sol thành cấu trúc gel (thể đặc), cản trở chức năng trao đổi chất và chức năng bình thường của da. Các nhà thẩm mỹ học có thể ngăn chặn hiện tượng này bằng cách tiêm hệ đệm bicarbonate vào lớp trung bì để duy trì pH tối ưu.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sen Spa