Điều trị nám da (phần 3)
Laser Q-Switched Ruby
Hiệu quả của laser Q-Switched Ruby đối với nám vẫn còn nhiều tranh cãi. Cơ chế của loại laser này tương tự với laser Q-Switched Nd: YAG, nghĩa là nó sẽ phá hủy chọn lọc cao các túi sắc tố. Laser Q-Switched Nd: YAG có bước sóng 694 nm, có tính chọn lọc hơn đối với melanin so với laser Q-Switched Nd:YAG (1064 nm).
Vì vậy về mặt lý thuyết, laser Q-Switched Ruby dự kiến sẽ hiệu quả hơn laser Q-Switched Nd:YAG cho da nám. Tse Y và các đồng nghiệp so sánh hiệu quả và tác dụng phụ của laser Q-Switched Ruby và laser Q-Switched Nd:YAG trong việc loại bỏ các tế bào da nám và thấy rằng laser Q-Switched Ruby có hiệu quả điều trị tốt hơn so với laser Q-Switched Nd:YAG. Hầu hết các bệnh nhân đều nhận thấy laser Q-Switched Ruby đau nhiều hơn trong lúc điều trị còn laser Q-Switched Nd:YAG thì đau sau khi điều trị. Tuy nhiên, kết quả của Taylor và các cộng sự thì ngược lại. Họ đã điều trị 8 bệnh nhân nám và tăng sắc tố sau viêm (PIH) với laser Q-Switched Ruby (694nm, 40ns) tại cường độ 1,5-7,5 J/cm2 và thấy rằng nó không hiệu quả đổi với nám và PIH. Jang và các cộng sự điều trị 15 bệnh nhân Hàn Quốc với nám trung bì và nám hỗn hợp với 6 đợt điều trị với liều thấp, mỗi đợt cách nhau 2 tuần. Liều được sử dụng là 2-3 J/cm2 và thời gian xung là 40 ns. Kết quả cho thấy tình trạng nám được cải thiện khoảng 30% cũng như không thấy sự tăng hay mất sắc tố ở bất kỳ bệnh nhân nào. Sự khác biệt trong nghiên cứu này là liều laser sử dụng thấp hơn nên hạn chế được tổng năng lượng nên tác dụng phụ cũng ít hơn. Vai trò của laser Q-Switched Ruby vẫn còn gây nhiều tranh cãi và cần nhiều nghiên cứu hơn nữa để xác định hiệu quả và an toàn của nó đối với tình trạng nám.
Laser Erbium:YAG
Laser Erbium:YAG có bước sóng 2940 nm được hấp thu cao bởi nước, do đó giảm được tác dụng phụ do nhiệt lên da, nguy cơ tăng sắc tố giảm. Có rất ít nghiên cứu về việc sử dụng laser Erbium:YAG trong điều trị nám.
Manaloto và các cộng sự đã điều trị 10 bệnh nhân nữ nám đốm bằng laser Erbium:YAG ở cường độ 5,1-7,6 J/cm2. Kết quả cho thấy có sự cải thiện rõ rệt ngay sau liệu trình. Tuy nhiên, từ 3 đến 6 tuần sau điều trị, hầu hết các bệnh nhân đều xuất hiện PIH (đáp ứng tốt với thay da bằng acid glycolic, thoa acid azelain và kem chống nắng. PIH có thể là do phản ứng viêm da gây ra do laser kích thích hoạt động của tế bào sinh sắc tố.
Sự xuất hiện của PIH làm giới hạn việc sử dụng laser này cũng như chưa có nhiều nghiên cứu cho thấy nó hiệu quả.
Laser pulsed dye (PDL)
Việc sử dụng PDL trong điều trị nám dựa vào cơ sở cho rằng mạch máu dưới da cũng đóng vai trò trong việc hình thành nám. Tế bào sinh sắc tố có 2 thụ thể yếu tố tăng trưởng mạch máu 1 và 2 liên quan đến quá trình hình thành sắc tố. PDL được sử dụng chủ yếu cho những tổn thương mạch máu, nhắm tới các mạch máu trong mảng nám, làm giảm sự kích thích lên các tế bào sinh sắc tố và tái phát.
Một nghiên cứu được thực hiện ở 17 bệnh nhân nám được điều trị bằng PDL và TCC. Việc điều trị kết hợp được so sánh với điều trị bằng TCC riêng lẻ. Việc điều trị bằng laser được bắt đầu sau 1 tháng sử dụng TCC. 3 lượt điều trị được thực hiện trong 3 tuần với các thông số sau: liều 7-10 J/cm2, thời gian xung 1,5 ms. Các tác giả nhận thấy rằng điều trị kết hợp đạt hiệu quả cao hơn ở những bệnh nhân làn da loại II và III.
Laser fractional
Fractional là một khái niệm mới trong điều trị bằng laser, trong đó thiết bị tạo ra nhiều tổn thương nhiệt vi điểm. Các năng lượng hình trụ (MTZ) làm da bong tróc thành những mảng tế bào nhỏ (MEND) trong đó có sắc tố da trong lớp nền. Các tế bào sinh sừng có thể tồn tại ở rìa vết thương, tạo thuận lợi cho việc di chuyển của các lớp tế bào bong tróc. Độ sâu và đường kính của các trụ năng lượng (MTZ) được xác định bởi mức năng lượng được sử dụng. 6mJ/MTZ tương ứng với đường kính là 80 µm và độ sâu 360 µm trên mỗi MTZ. Tần suất và số lượng xung được xác định dựa trên tỷ lệ của khu vực da điều trị.
Có nhiều lợi ích khi dùng laser fractional. Kỹ thuật này không tạo vết thương hở. Lớp sừng lành lặn sau 24h điều trị. Do đó, làn da sẽ được phục hồi nhanh hơn và tránh được các biến chứng của các vết thương hở như tăng hoặc mất sắc tố. Các khu vực như cổ và ngực có thể được điều trị an toàn do ít tạo sẹo. Ngoài ra, sự xuyên sâu có thể đạt được trong khi bề mặt da không bị bào mòn. Do đó, nám trung bì có thể điều trị được.
Có 8 nghiên cứu được báo cáo về các bệnh nhân nám được điều trị bằng laser fractional 1550 nm được tổng hợp trong bảng 2. Trong số đó có 2 nghiên cứu đối chứng ngẫu nhiên. Một trong số đó là của Kroon và các cộng sự đánh giá hiệu quả và sự an toàn của laser fractional không bong tróc và so sánh với liệu pháp thuốc dùng tại chỗ. Họ thực hiện trên 20 bệnh nhân nữ với tình trạng nám từ vừa đến nặng (4 lần, mỗi lần cách nhau 2 tuần) hoặc dùng thuốc tại chỗ (mỗi ngày trong 8 tuần). Laser được dùng với thông số 2000-2500 MTZ/cm2 với năng lượng là 10mJ. Sự cải thiện thấy là như nhau ở cả 2 nhóm nhưng sự hài lòng được đánh giá cao hơn ở nhóm dùng laser. Ngoài ra, tái phát cũng được ghi nhận ở cả hai nhóm và tăng sắc tố sau viêm không xuất hiện.