LÃO HÓA DA VÀ NÂNG CƠ BẰNG CHỈ (PHẦN II)

Lịch sử và phân loại các kỹ thuật nâng cơ bằng chỉ

Vào những năm 90 của thế kỷ 20, thị trường thẩm mỹ đã sáng tạo ra một quy trình mới được gọi là nâng cơ bằng chỉ.

Phân loại chỉ

Theo cấu trúc

  1. Chỉ đơn (PDO Thread)
  2. Chỉ đa sợi (PGA Thread)

Theo sự hấp thu

  1. Không hấp thu:
  • Chỉ vàng và chỉ bạch kim
  • Chỉ Aptos polypropylene
  1. Hấp thu trong thời gian dài:
  • Chỉ Tissulift polyurethane và polyamide
  1. Hấp thu:
  • Chỉ Elegans acid polylactic
  • Chỉ Happy Lift acid polylactic
  • Chỉ Resorblift acid polylactic
  • Chỉ Plates Endotine acid polylactic + acid polyglycolic
  • Chỉ Silhouette Soft acid polylactic
  • Chỉ Lifting polydioxanon

Các bác sỹ phẫu thuật thẩm mỹ đã bắt đầu sử dụng phương pháp nâng cơ bằng chỉ để thay thế cho các mô trên mặt và 3 loại chỉ được sử dụng là chỉ không hấp thu, chỉ hấp thu và chỉ hấp thu trong thời gian dài. Các loại chỉ vàng và chỉ bạch kim hiện không còn được sử dụng nhiều bởi sự tồn tại lâu dài của chúng trong mô gây cản trở khá lớn cho việc tiến hành các ca phẫu thuật hay phương pháp can thiệp khác. Chỉ polypropylene, chỉ polyurethane và polyamide thì vẫn đang được sử dụng. Việc nâng cơ bằng các loại chỉ này chỉ được thực hiện bởi các bác sĩ trong phòng phẫu thuật và cần sử dụng thuốc tê. Hơn nữa, phương pháp này có nhiều chống chỉ định và không được thực hiện với các bệnh nhận có làn da mỏng.

Vào năm 1999 chỉ Aptos được sản xuất bởi bác sĩ thẩm mỹ M. Sulamanidze ở Nga và sau đó các loại tương tự bắt đầu được sản xuất ở châu Âu và Hoa Kỳ. Các sợi chỉ này được đưa vào da qua những lỗ châm nhỏ hoặc những vết cắt rất nhỏ (1-2mm), chúng có gai nhỏ trên bề mặt mang lại tác động nâng cơ. Các sợi chỉ sẽ khâu, thắt chặt và nén các mô cơ theo chiều nhất định và được cố định vào các mô liên kết. Thường thì các loại chỉ không hấp thu được sử dụng nhiều hơn và tác dụng của chúng là làm săn chắc làn da. Để có được hiệu quả tốt thì việc xác định độ tuổi của bệnh nhân là vô cùng quan trọng.  Đối với các bệnh nhân có làn da yếu thì việc nâng cơ bằng chỉ gần như không hiệu quả vì các sợi chỉ này sẽ xuyên vào sâu bên trong và không phát huy được tác dụng.

Đến những năm 70, các loại chỉ hấp thu được chế tạo từ acid polylactic, acid polyglycolic và polydioxanone bắt đầu đặt chân vào nền y học thẩm mỹ trong kỹ thuật phẫu thuật nâng cơ và tạo hình. Các kỹ thuật này vẫn không ngừng được cải thiện và hiện tại nhiều công ty bao gồm cả Aptos đã và đang sản xuất các loại chỉ hấp thu từ acid polylactic (PLA). Các bác sĩ trong ngành ngày nay cũng đã có một vài sự thay đổi trong cấu trúc chỉ với các nút thắt, hình nón, gai hoặc có thể có cả hình dạng xoắn ốc (Elegans PLA, Happy Lift PLA, Resorblift PLA, Silhouette Soft PLA, Plates Endotine PLA + PGA). Các loại chỉ từ acid polylactic có tác động kích thích sản sinh collagen rất mạnh. Với độ dày cao của chỉ (USP 2.0), chỉ một số lượng nhỏ (4-6 sợi trong vùng điều trị) trong thời gian phân hủy sinh học ngắn (3 tháng) sẽ mang lại hiệu quả kích thích tăng sinh collagen và săn chắc cơ một cách rõ rệt. Liệu trình này chỉ đặc biệt được sử dụng trong những trường hợp giảm sút mô ở các lớp sâu bên trong và dưới da và tỏ ra hiệu quả hơn rất nhiều khi được tiến hành bởi các bác sĩ có kinh nghiệm phẫu thuật hay các chuyên viên có nhiều kinh nghiệm trong điều trị hằng ngày.

Các loại chỉ acid polyglycolic có cấu trúc đa sợi và thời gian hấp thu là khoảng 60-90 ngày. Chúng gây ra sự thay đổi pH tại vùng điều trị từ đó kích thích các phản ứng tiền viêm và sốt của cơ thể. Trong quá trình phẫu thuật bác sĩ nên sử dụng nhiều chỉ để mang lại hiệu quả tối ưu. Liệu trình này có thể gây các tình trạng đỏ, sưng và ngứa.

Polyxianone là một dạng chỉ đơn sợi có tác dụng kích thích sản sinh collagen mạnh, gồm sợi tương đối rắn và hòa tan trong mô sau khoảng từ 4-6 tuần tùy thuộc vào USP (độ dày từ 7.0-2.0). Nguyên liệu polyxianone đã được sử dụng trong phẫu thuật thẩm mỹ, tim mạch, chấn thương, phụ khoa và khâu dưới da hơn 30 năm. Nó đáp ứng tất cả các yêu cầu của Dược Điển Mỹ (USP) đối với may khâu trong phẫu thuật.

Năm 1995, một bác sĩ Hàn Quốc tên là Kim Dong Jun đã đưa ra đề nghị sử dụng kim kim loại với chỉ PDO để châm cứu cho các bó cơ và gân ở vùng lưng. Ông ấy đã đặt vào trong kim loại chỉ polydiaxone mỏng nhất. Phương pháp này giúp kích thích các vùng cơ yếu ở lưng và cho tác dụng giảm đau lâu dài. Một vài năm sau, phương pháp bắt đầu được sử dụng bởi các bác sĩ thẩm mỹ ở Hàn Quốc, tiếp đó là Trung Quốc, Malaysia, Singapore, Vietnam, Nhật, Philippines, sau đó phổ biến ở Nga và 2 năm sau đến với châu Âu.

Chỉ hấp thu làm từ polyxianone (PDO) là một loại chỉ mới được sử dụng trong ngành y học thẩm mỹ.

Sự độc đáo của kỹ thuật này là ở chỗ các sợi chỉ được luồn vào trong kim tiêm và đầu tự do của nó được liên kết với kim qua một miếng tảo biển. Kim tiêm này được làm từ một loại thép đặc biệt và được mài bằng tia laser, nó rất dẻo và không bị gãy. Đặc tính này cho phép các bác sĩ có thề tự do chỉnh hướng đi của kim (lên-xuống-trái-phải) từ đó mang lại kết quả tốt nhất cho việc cải thiện các đường nét cũng như sự đầy đặn của cấu trúc da. Sau khi kim đã được đưa vào trong da cùng với chỉ, kim có thể được lấy ra một cách dễ dàng để lại chỉ nằm trong các mô. Kỹ thuật này được gọi là tạo hình 3D và chúng tôi sẽ chia sẻ cho các bạn những kiến thức cũng như kinh nghiệm của mình.

Quá trình sinh hóa và phân hủy của polydioxanone

Công thức hóa học của Polydiaxone là một polymer mạch thẳng được hình thành do sự trùng hợp hóa có xúc tác của hợp chất dị vòng p-dioxanone.

O=CH2-CH2-O-CH2-CH=O (C4H6O3)

 

                Catalyst

(C4H6O3)                 (-O-CH2CH2OCH2-CO-)x

Δ

Quá trình phân hủy do phản ứng thủy phân của polymer PDO sẽ tạo ra các dạng monomer của acid 2-hydroxy-ethoxy acetic (C4H8O4), hợp chất này không bền, bị phân hủy thành nước và CO2 hấp thụ vào da.

C4H6O3                     H2O + CO2

Quá trình phân hủy này được nghiên cứu chi tiết cho thấy rằng có 2 giai đoạn như sau khi thực hiện trong ống nghiệm:

Giai đoạn 1 kéo dài từ 3 đến 12 tuần. Trong suốt thời gian này chỉ gần như không mất đi sức bền cũng như trọng lượng và duy trì hình dạng ban đầu của nó đến 90 ngày mà không hề đứt, gãy bề mặt chỉ, trọng lượng chỉ giảm khoảng 9%. Điều này có nghĩa rằng trong 3 tháng sự thủy phân của chỉ chỉ xảy ra trên bề mặt (cấu trúc của polydiaxone rất vững chắc và các phân tử nước không thể len lỏi vào bên trong), vì vậy sự thay đổi độ bền của chỉ không tỏ ra có ý nghĩa.

Đến giai đoạn 2 bắt đầu có các vết nứt nhỏ ngoại vi xuất hiện trên bề mặt chỉ và các phân tử nước bắt đầu xâm nhập vào bên trong. Sự giảm khối lượng chỉ dù rất ít cũng là nền tảng của việc suy giảm sức bền của chỉ (trong 60 ngày, tổng lượng của chỉ chỉ giảm 1.5% trong khi sức căng của chỉ giảm đến 90%).

Các mảnh nhỏ nhất của chỉ PDO bắt đầu được tạo ra và phân tán vào bề mặt các sợi chỉ sau đó thâm nhập vào các mô xung quanh. Quá trình này gây ra sự giảm sút lớn trong khối lượng cũng như dẫn đến sự phá hủy các sợi chỉ, đồng thời làm tăng pH tại chỗ (do sự tích tụ các sản phẩm thủy phân có tính acid) từ đó tạo nên sự kích hoạt hiệu ứng   xúc tác làm tăng cường sự phân hủy của polydioxanone.

Siêu cấu trúc của chỉ PDO bao gồm cấu trúc nút tinh thể và các vùng vô định hình, nó mang tính quyết định đối với sức bền của chỉ và cũng là nguyên nhân dẫn đến sự thủy phân chậm của chỉ, giúp chỉ PDO tồn tại trong mô từ 4-6 tháng, một thời gian khá dài.

Các tính chất của chỉ PDO

Chỉ PDO có tính linh hoạt cao, bền, không thấm nước, không gây mao dẫn và không xâm lấn đến mô. Polydioxaxon cũng không gây phản ứng sốt hay phản ứng miễn dịch.

Chỉ PDO tạo ra quá trình phụ hồi da theo các bước sau đây:

Bước 1: Những tổn thương nhỏ bị gây ra bởi các mũi kim qua các lớp biểu bì, trung bì và hạ bì là những tín hiệu cho tế bào bắt đầu quá trình phục hồi của chúng. Quá trình gắn kết các bờ sắc của vết thương sau khi bị kim đâm diễn ra trong khoảng 2-5 phút. Nó tạo ra hàng rào bảo vệ tránh nhiễm trùng vết thương.

Bước 2: Bước đầu cầm máu là ngăn chảy máu tại các mao mạch bị tổn thương diễn ra trong vòng 1-2 phút, kèm theo sự co mạch và sự hình thành các nút chẹn tạm thời bằng cách kết tập tiểu cầu.

Sau khi cầm máu tạm thời khoảng 3-5 phút quá trình giãn mạch bắt đầu. Khi sự chảy máu diễn ra vài giờ sau tiểu phẫu, mạng lưới dày đặc huyết khối sẽ hình thành gồm một lưới các sợi fibrin, tiểu cầu và các tế bào máu bị bắt giữ. Quá trình này giúp kéo các bờ sắc của các mao mạch bị tổn thương lại với nhau làm cho vết thương liền lại bằng các mô liên kết.

Bước 3: Pha tái sinh đầu tiên là quá trình viêm. Các đường gân xung quanh vùng viêm bị co lại làm cho các động mạch nhánh nở rộng ra. Kết quả là sự cầm máu tạm thời diễn ra do sự nhô lên của lớp nhú tại trung bì bởi sự tăng áp suất thẩm thấu.

Bước 4: Một lượng lớn histamine và adrenalin làm tăng tính thấm thành mao mạch và màng tế bào của lớp trung bì dẫn đến tăng chuyển hóa và hô hấp tế bào da.

Bước 5: Tăng lượng máu đến hệ thống tĩnh mạch.

Bước 6: Tăng sung huyết do tăng huyết áp:

  • Tăng kháng lực thủy tĩnh của các mạch máu bởi sự kích thích kéo dài của các đầu dây thần kinh tại lớp nhú của trung bì.
  • Sự khởi đầu của phản xạ sợi trục tại vùng viêm nhiễm.
  • Sự kết tập tiểu cầu xung quanh các mạch máu bị ảnh hưởng.
  • Tăng phóng thích catecholamine vào máu
  • Kích hoạt hệ thống renin-angiotensin.

Bước 7: Pha tái sinh tiếp theo diễn ra vào ngày thứ 2. Sự gia tăng lượng máu diễn ra do sự tăng lưu lượng máu từ động mạch kết hợp với sự sung huyết quanh vùng bị tổn thương. Máu đến vết thương giàu oxy, bạch cầu và protein. Lượng oxy và hystamin thừa sẽ kích thích các đại thực bào đến “dọn dẹp” các tế bào chết và thải ra ngoài. Một lượng lớn các chất vô định hình tiết ra khoảng gian bào làm vùng đó sưng lên.

Bước 8: Vào ngày thứ 2-3 sau khi bị tổn thương, hiện tượng sưng phù nề sẽ giảm do sự hoạt động mạnh mẽ của hệ tuần hoàn và hệ bạch huyết.

Bước 9: Oxy lại bị thiếu hụt trở lại, bên cạnh sự tăng nhiệt độ tại mô, các chất xúc tác cũng làm tăng họat động của nguyên bào sợi và làm giảm hoạt động của các đại thực bào. Lớp ngoài cùng của các tế bào mao mạch tăng trưởng mạnh mẽ và lớp tế bào hạt hình thành.

Bước 10: Tăng tốc độ ly giải fibri, các cục huyết khối xung quanh mao mạch bị tổn thương bị phân hủy và thành mao mạch lành lại. Đó là do các chất tripsin, lysokinase, urokinase, plasminogen được phóng thích từ các tế bào máu sau khi bị tổn thương hay bị viêm. Kết quả là, các mạch máu đã lưu thong máu trở lại bình thường.

Bước 11: Vào ngày thứ 3, nguyên bào sợi bắt đầu tổng hợp tiền chất collagen và di chuyển đến các vùng xung quanh. Chúng hình thành cấu trúc của các sợi collagen. Lúc đầu chúng mỏng, mềm và chỉ một số lượng nhỏ. Acid hyaluronic là một chất vô định hình ở giữa các sợi collagen và ngăn các tế bào lympho bám vào. Việc tổng hợp các tiền collagen cần có vitamin C, galactose và glucose. Các mô liên kết mới bắt đầu được hình thành.

Bước 12: Pha tái sinh thứ 3 là sự hình thành sẹo. Sự phục hồi các mao mạch và lớp tế bào hạt ở các bước trên diễn ra đồng thời với sự tăng số lượng sợi collagen tại khoảng gian bào của các mô liên kết.

Chỉ PDO giúp hình thành các đại thực bào, bạch cầu đa nhân trung tính, tuy nhiên nếu không bị nhiễm trùng thì số lượng chúng không nhiều. Sau đó, các đại thực bào sẽ di chuyển đến vùng bị viêm và sự bám dính của nó ở vùng đó gây ra phản ứng miễn dịch. Chỉ PDO làm tăng tổng hợp lysozyme và hoạt động của đại thực bào nhưng làm giảm sự bám dính của nó. Lysozyme có khả năng ức chế tác động kháng viêm của bạch cầu đa nhân trung tính, đó cũng là lý do tại sao khi thiếu lysozyme phản ứng kháng viêm lại tiếp tục.

Bước 13: Vào ngày thứ 5- thứ 7 các sợi collagen tạo thành bó và pha 2 tiếp tục tạo ra collagen tích hợp vào trong chuỗi đó, quá trình này kéo dài khoảng từ 2-3 tháng. Các liên kết chéo giữa hystidino-hydroxylisino-leicino-lisin được hình thành, tạo thành các phức hợp liên kết ba bên.

Bước 14: Dần dần các mô liên kết dày lên và số lượng nguyên bào sợi giảm xuống. Thông thường quy trình phục hồi của các mô liên kết kết thúc trong vòng 21 ngày, tuy nhiên đối với các mao mạch có sự hiện diện của vật lạ (chỉ PDO) thì quá trình này kéo dài khoảng 2-3 tháng.

Bước 15: Sự hình thành và phát triển của lượng collagen và elastin mới và tốt nhất tạo nên vùng sản sinh collagen. Việc thêm chỉ PDO vào làm phát sinh bệnh lý tạo collagen mới. Đó là quy trình hình thành các mảng xơ nhẹ như là các dải mới với các lớp mô liên kết mạnh mẽ cho da. Mục tiêu đầu tiên đạt được bởi sự hiện diện của các sợi chỉ đàn hồi và khỏe trong mô. Chúng không cho phép mô bị nén lại bởi mạng lưới tác động của nó. Chính vì vậy mà rất là quan trọng khi chọn lựa loại chỉ PDO phù hợp. Hiệu quả điều trị có thể thấy rõ sau 1-2 tuần. Màu da sẽ được cải thiện, các nếp nhăn sẽ mờ đi, các lỗ chân lông nhanh chóng nhỏ lại và da trở nên săn chắc hơn. Mỗi tháng các mô sẽ có sự thay đổi vì các collagen mới được hình thành xung quanh sợi chỉ.  Mỗi người sẽ có tốc độ tổng hợp collagen mới khác nhau. Tuy nhiên, tính chất của da sẽ được cải thiện trong vòng từ 4-6 tháng và hiệu quả nâng cơ rất rõ ràng. Kết quả cuối cùng được giữ trong từ 12-24 tháng và tùy thuộc nhiều vào tuổi của bệnh nhân cũng như là mức độ chuyển hóa của các tế bào da.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sen Spa